Thanh Thủy, Phú Thọ: Buông lỏng quản lý tài nguyên nước?

01/06/2020, 10:58
báo nói -

TCDN - Liên tục trong khoảng thời gian từ cuối năm 2019 đầu năm 2020 UBND tỉnh Phú Thọ và các sở -ngành liên quan đã tiền hành thanh, kiểm tra và xử phạt hành chính về lĩnh vực tài nguyên nước đối với một số tổ chức và hộ gia đình tại huyện Thanh Thủy với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Theo đó, một số tổ chức và hộ gia đình tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính là khai thác và sử dụng nước dưới lòng đất không có giấy phép.

UBND huyện Thanh Thủy - Phú Thọ

UBND huyện Thanh Thủy - Phú Thọ

Những sai phạm phổ biến của các doanh nghiệp, hộ gia đình đang khai thác, sử dụng, kinh doanh nước khoáng nóng trên địa bàn thị trấn Thanh Thủy và xã Bảo Yên, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ là vi phạm Luật Đất đai, Luật BVMT, Luật Tài nguyên nước, Luật Đầu tư, Luật Khoáng sản…

Cụ thể, cuối tháng 9/2019, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định Về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và khoáng sản đất đai đối với ông Nguyễn  Văn Hùng (Chủ hộ kinh doanh chăn nuôi lợn thịt), địa chỉ: Khu 1, thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Ông Nguyễn Văn Hùng đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính : Không có giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 30 m3/ngày-đêm đến dưới 50 m3/ngày-đêm (với số tiền 15 triệu đồng).

Tháng 3/2020, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 438/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực tài nguyên nước đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Thăng Long Phú Thọ - Chủ đầu tư  Dự án Vườn Vua với số tiền 120 triệu đồng. Đơn vị này đã thực hiện hành vi vi phạm là khai thác, sử dụng nước dưới đất không có giấy phép với lưu lượng từ 200 m3/ngày - đêm đến dưới 400 m3/ngày - đêm tại khu vực Dự án Vườn Vua ở xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy.

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh được cho là đang khai thác tài nguyên nước khoáng nóng không phép để kinh doanh du lịch?

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh được cho là đang khai thác tài nguyên nước khoáng nóng không phép để kinh doanh du lịch?

Trên bình diện chung là vậy và dường như như đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm” trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Bởi ngoài việc khai thác nước đưới đất nói chung để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì trên địa bàn huyện Thanh Thủy còn có một loại tài nguyên nước nữa đó là nước khoáng nóng.

Với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi ban cho loại tài nguyên này, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đang được biết đến là một trong những nơi phát triển khá tốt loại hình du lịch nghỉ dưỡng tắm khoáng nóng thời gian qua.

Việc quản lý những cơ sở kinh doanh dịch vụ tắm khoáng nóng tại thị trấn Thanh Thủy, xã Bảo Yên và một số xã lân cận của huyện Thanh Thủy - Phú Thọ đang bị thả nổi?

Việc quản lý những cơ sở kinh doanh dịch vụ tắm khoáng nóng tại thị trấn Thanh Thủy, xã Bảo Yên và một số xã lân cận của huyện Thanh Thủy - Phú Thọ đang bị thả nổi?

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, theo thông tin chúng tôi có được, tại huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ chưa có đơn vị, tổ chức, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ nào được cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác tài nguyên nước khoáng nóng và kinh doanh dịch vụ nước khoáng nóng.

Do đó, nhiều nghi vấn để việc có hàng trăm đơn vị, tổ chức và hộ gia đình lớn nhỏ trên địa bàn huyện Thanh Thủy hiện đang khai thác và sử dụng nước dưới đất không có giấy phép. Trong đó, việc khai thác tài nguyên nước khoáng nóng và kinh doanh dịch vụ liên quan đến nước khoáng nóng nhiều năm qua hoàn toàn không có giấy phép?

Các đơn vị phải kể đến như: Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (Công ty Cổ Phần Ao Vua); Vườn sinh thái sông Đà; Khu sinh thái khoáng nóng Khoa Niệm; Thanh Lâm Resort; Khu du lịch Ngọc Sơn; Khu nghỉ dưỡng khoáng nóng Tre Nguồn; Thanh Thủy Health Resort,  … Đây là những cơ sở, địa điểm kinh dịch vụ tắm khoáng nóng khá có tiếng trong nhiều năm qua, cùng hàng trăm những cơ sở tắm khoáng nóng và nhà nghỉ lớn nhỏ khác quanh khu vực thị trấn Thanh Thủy và xã Bảo Yên huyện Thanh Thủy (nơi được cho là vùng rốn mỏ nước khoáng nóng).

Empty

Câu hỏi đặt ra là, với hàng trăm các cơ sở kinh doanh dịch vụ nước khoáng nóng - lạnh lớn nhỏ trên địa bàn huyện Thanh Thủy, trong đó xã có mật độ tập trung lớn các cơ sở kinh doanh dịch vụ nước khoáng nóng - lạnh như thị trấn Thanh Thủy và xã Bảo Yên thì việc quản lý của UBND huyện Thanh Thủy nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung diễn ra như thế nào từ trước đến nay. Ngoài ra, còn một số cơ sở và đơn vị khác cũng kinh doanh dịch vụ tắm khoáng nóng nằm rải rác tại các xã như Sơn Thủy, Đoan Hạ, Thạch Khoán, ...

Nếu những cơ sở, địa điểm kinh dịch vụ tắm khoáng nóng nêu trên, từ khi hoạt động cho đến nay đều là những cơ sở có hoạt động khai thác và sử dụng nước dưới đất không có giấy phép. Vậy, tại sao những cơ sở, địa điểm này vẫn tồn tại liên tục cho đến bây giờ? 

Phải chăng, UBND huyện Thanh Thủy và tỉnh Phú Thọ cùng các sở - ngành liên quan cố tình không biết hay chủ động buông lỏng công tác quản lý tài nguyên nước? Các lần thanh, kiểm tra trước đây của Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Phú Thọ đã phát hiện được tình trạng này, nhưng việc quản lý, giám sát vẫn bị thả nổi?

Empty
Empty
Việc quản lý, cấp phép khai thác tài nguyên nước khoáng nóng của các cơ sở này đã và đang được huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ thực hiện như thế nào?

Việc quản lý, cấp phép khai thác tài nguyên nước khoáng nóng của các cơ sở này đã và đang được huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ thực hiện như thế nào?

Bên cạnh đó, ngoài việc buông lỏng quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác sử dụng nước dưới đất nói chung, nước khoáng nóng nói riêng, thì đi kèm với nó là sự thất thu không nhỏ về các loại thuế, phí đối với loại tài nguyên này.

Đến khi nào, việc quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác sử dụng nước dưới đất nói chung, nước khoáng nóng nói riêng tại đây được lập lại trật tự và đi vào quy củ, chặt chẽ, hiệu quả và ngân sách nhà nước cũng thu được thuế, phí từ loại tài nguyên hữu hạn này… Câu trả lời xin dành cho UBND huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ và các sở - ngành liên quan.

Khu nước khoáng nóng huyện Thanh Thủy có diện tích 4.772 ha tại các xã: Bảo Yên hơn 503 ha, Sơn Thủy hơn 1.242 ha, Đoan Hạ gần 430 ha, thị trấn Thanh Thủy hơn 924 ha và xã Thạch Khoán gần 1.680 ha. Theo đánh giá, nguồn nước khoáng nóng ở huyện Thanh Thủy là loại nước quý hiếm, đặc biệt rất thích hợp cho việc tắm ngâm, phục hồi sức khỏe và chữa bệnh.

Việc khai thác nước khoáng nóng trái phép đã gây thất thoát, lãng phí lớn về tài nguyên. Theo tính toán thì các doanh nghiệp và hộ gia đình tại hai địa phương trên đã khai thác với công suất 2.500 m3/ngày, gấp 4 lần trữ lượng đã thăm dò cho phép. Ước tính từ năm 2009 đến năm 2013, mất hàng triệu m3 nước khoáng nóng.

Tình trạng khai thác bừa bãi, tràn làn này còn làm cho áp lực nước khoáng nóng giảm kéo theo sự chèn ép của nước nhạt làm thu hẹp ranh giới mỏ, giảm nhiệt độ nguồn nước khoáng nóng từ 41 độ C xuống 37 độ C. Bên cạnh đó, còn làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước khoáng và nước ngầm trong khu vực mỏ.

Tài chính Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin.

Khánh Trình
Bạn đang đọc bài viết Thanh Thủy, Phú Thọ: Buông lỏng quản lý tài nguyên nước? tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Phú Thọ: Công ty Chè Phú Đa không hợp tác quản lý đất đai
Để chấn chỉnh tình trạng quản lý, sử dụng đất không hiệu quả của Công ty Chè Phú Đa, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành văn bản chỉ đạo công tác kiểm tra và rà soát. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác này tại huyện Yên Lập đang gặp khó khăn do Công ty Chè Phú Đa không phối hợp.