Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam: Hiệu quả quyết định thu hút vốn đầu tư ngoại

18/06/2024, 14:14
báo nói -

TCDN - Với một khoảng thời gian không phải là ngắn trong chặng đường đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư ngoại cũng đang phải tự đánh giá lại hiệu quả của việc đầu tư.

Khó khăn để duy trì thị phần

Trong những năm gần đây thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam có khoảng 40 doanh nghiệp, trong đó 22 doanh nghiệp nhóm dưới chỉ chiếm hơn 22% thị thần và con số này đang có xu hướng suy giảm. Bởi lẽ, các doanh nghiệp thuộc nhóm dưới có nhiều bất lợi như: quy mô nhỏ, thương hiệu yếu, không có hậu thuẫn đủ lớn của cổ đông trong nước, cổ đông ngoại không thể hiện được vai trò… đang rất khó khăn để duy trì thị phần.

Theo báo cáo tài chính 2023, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) ghi nhận doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt hơn 455 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp khiêm tốn ở mức hơn 500 triệu đồng. Quý I/2024, VASS ghi nhận doanh thu chỉ đạt hơn 62 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm hơn 799 triệu đồng.

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu GIC đạt doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hơn 1.587 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ 1.959 tỷ đồng.

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu GIC đạt doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hơn 1.587 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ 1.959 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu GIC đạt doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hơn 1.587 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ 1.959 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận kế toán sau thuế tăng nhẹ nhưng cũng chỉ ở mức 74 tỷ đồng.

Cùng với đó, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long cũng ghi nhận sự sụt giảm thị phần trong 4 năm từ 2019 – 2023. Theo báo cáo tài chính 2023, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Bảo Long đạt hơn 1.257 tỷ đồng, lợi nhuận tăng nhẹ thêm 1 tỷ đồng lên 88 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2022 là 87 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC), năm 2023 ghi nhận doanh thu của ABIC đạt hơn 2.018 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2022, lợi nhuận sau thuế của ABIC chỉ ghi nhận đạt hơn 246 triệu đồng cho 2023, tăng nhẹ so với 2022 là 221 triệu đồng. Báo cáo Quý I/2024, doanh thu đạt hơn 475 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm 2022, kéo theo lợi nhuận sau thuế cũng chỉ đạt hơn 69 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 70 tỷ năm trước đó.

Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ không chỉ thể hiện ở con số doanh thu và lợi nhuận, mà còn ở việc sụt giảm thị phần.

Từ năm 2019 đến 2023, GIC đã đánh mất 0,4% thị phần, giảm từ 2,6 xuống còn 2,2%. ABIC giảm từ 3,3% vào năm 2019 xuống còn 2,8% năm 2023. Tương tự, Bảo Long cũng đánh mất 0,4% từ 2019 đến nay khi giảm 2,2% xuống còn 1,8%, trong khi đó VASS gần như mất hoàn toàn khi từ thị phần 5.2% năm 2019, đến nay con số đó vẻn vẹn 0,3%.

Theo các chuyên gia tài chính, các doanh nghiên bảo hiểm phi nhân thọ ở nhóm dưới đa số là nguồn vốn nhỏ và yếu về nội lực, và để cũng cố năng lực để phát triển và dành thị phần nên các doanh nghiệp nhóm dưới này trong chờ vào sự xuất hiện của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Tuy nhiên, dù có sự góp sức của các nhà đầu tư nước ngoài cũng chưa thể thay đổi được tình hình khó khăn của nhóm doanh nghiệp này trong quá trình dành thị phần.

Doanh nghiệp nhỏ vốn đã khó sẽ còn khó hơn

Thị trường doanh nghiên bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện có quy mô 2,8 tỷ USD và được dự báo quy mô tăng gấp 10 vào 2030. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ tạo ra sự hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư ngoại đổ vốn vào các nhóm 22 doanh nghiệp nhóm dưới của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.

Điều này thể hiện qua độ thâm nhập của doanh nghiên bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đã không đạt như kế hoạch và hiện còn rất thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Con số ghi nhận đến năm 2022 là 0,7% GDP, chỉ bằng một nửa so với Malaysia, Singapore.

Đồng thời, độ thâm nhập của doanh nghiêp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam khó có thể tăng trưởng nhanh trong thời gian tới, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và khủng hoảng của ngành bảo hiểm năm 2023, những điều này đang khiến các 22 doanh nghiệp trong nhóm dưới của bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam càng khó khăn hơn trong việc phát triển và dành thị phần.

Các doanh nghiệp nhóm dưới trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam được dự báo là rất khó khăn trong việc dành thị phần và thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư ngoại.

Các doanh nghiệp nhóm dưới trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam được dự báo là rất khó khăn trong việc dành thị phần và thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư ngoại.

Theo các chuyên gia, để đột phá các doanh nghiệp này cần được bổ sung nguồn lực mạnh về tài chính từ các cổ đông trong và ngoài nước. Tuy nhiên, với đa số trong nhóm doanh nghiệp này, cổ đông nội đều nhỏ yếu và không có được sự hậu thuẫn của những tập đoàn hay tổ chức tài chính mạnh. Trong khi đó, các cổ đông ngoại cũng mới chỉ đầu tư quy mô nhỏ và dường như họ đã nhận ra thế khó nên chỉ đầu tư cầm chừng trong suốt hơn 10 năm qua và không ít đã chấp nhận rút lui.

Trong khi đó, thị trường gần đây đã xuất hiện một vài nhân tố tiềm năng như BIC, Pjico, PTI… Tuy nhiên, đây là những trường hiếm hoi có được sự tăng trưởng nhờ sự hậu thuẫn của cổ đông lớn là tập đoàn hay ngân hàng quy mô lớn hàng đầu Việt Nam.

Hiệu quả yếu tố quyết định tất cả

Với một khoảng thời gian không phải là ngắn trong chặn đường đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư ngoại cũng đang phải tự đánh giá lại khoản đầu tư không hiệu quả trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam với sự cạnh tranh khóc liệt như hiện nay.

Theo chuyên gia tư vấn đầu tư thì việc đổ tiền vào doanh nghiệp Việt với 2 mục đích đó là đầu tư tài chính để tìm kiếm lợi nhuận, đầu tư chiến lược, đồng hành dài hạn để lập nên cơ sở kinh doanh của mình trên thị trường mới nổi.

Đồng thời, một chuyên gia bảo hiểm thừa nhận, đây chính là thời điểm chuyển đổi quan trọng của các nhà đầu tư ngoại. Cho nên, họ đang đứng giữa 2 sự lựa chọn, 1 là kết thúc một chặng đường đầu tư không thành công hay là phải tiếp tục đổ thêm nguồn vốn dài hạn vào các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.

Điều này cũng đã từng xảy ra trên thị trường bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam khi nhiều nhà đầu tư chọn rút lui cụ thể, Groupama, IAG, Cadiff cho đến HSBC… chấp nhận ra đi khi kết quả không như kỳ vọng.

PV
Bạn đang đọc bài viết Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam: Hiệu quả quyết định thu hút vốn đầu tư ngoại tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Giải pháp phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
Trong thời gian qua, sự phát triển của thị trường bảo hiểm đóng một vai trò quan trọng đối với sự ổn định xã hội thông qua việc góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các yếu tố gây mất an toàn xã hội, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự bình đẳng xã hội, hạn chế xung đột.