Thị trường lình xình, VN-Index tiếp tục đi ngang

26/05/2023, 17:08
báo nói -

TCDN - Phiên giao dịch cuối tuần 26/5, thị trường phân hóa nhẹ với dòng tiền tham gia có phần hạn chế hơn bởi tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khiến VN-Index mở cửa tăng nhẹ rồi nhanh chóng trở lại trạng thái rung lắc và chốt phiên giảm nhẹ.

Thị trường chứng khoán trong những phiên giao dịch gần đây cho thấy VN-Index liên tục rung lắc và lực cầu luôn xuất hiện trở lại khi chỉ số chung chạm mốc 1.055-1.060 điểm.

Phiên giao dịch cuối tuần, thị trường phân hóa nhẹ với dòng tiền tham gia có phần hạn chế hơn bởi tâm lý thận trọng của nhà đầu tư sau chuỗi ngày dài biến động trong biên độ hẹp, đã khiến VN-Index mở cửa tăng nhẹ rồi nhanh chóng trở lại trạng thái rung lắc.

Chốt phiên 26/5, chỉ số VN-Index giảm nhẹ 0,87 điểm, tương đương 0,08%, xuống 1.063,76 điểm. Cổ phiếu vừa và nhỏ giữ xu hướng tích cực khi chỉ số VNMID-Index tăng 0,55% và VNSML-Index tăng 0,75%; trong khi nhóm VN30 kém khả quan với chỉ số đại diện giảm 0,13%.

Trong khi nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như VCB, SAB, BVH, GAS, FPT, VIC, MSN, HPG đang mất điểm, thì ở nhóm vừa và nhỏ vẫn nổi lên những điểm sáng.

Thị trường lình xình, VN-Index tiếp tục đi ngang.

Thị trường lình xình, VN-Index tiếp tục đi ngang.

Đáng chú ý nhất là VCB, dòng tiền đỡ quá kém khiến giá rơi quá dễ dàng. Kết thúc đợt khớp lệnh liên tục, cổ phiếu này đang đứng giá 93.500 đồng, kết phiên rơi xuống 92.000 đồng, giảm 1,29% so với tham chiếu nhưng thực chất là giảm 1,6% trong một lần khớp lệnh. VCB khiến VN-Index mất tới 1,4 điểm. Bất ngờ là thanh khoản của VCB trong đợt cuối chỉ có 90.000 cổ, quá thấp nhưng vẫn khiến chỉ số bị tác động mạnh.

Loạt trụ khác bao gồm VIC, BID, GAS, SAB cũng suy yếu ở đợt giao dịch cuối cùng. VIC đóng cửa giảm 1,14%, BID giảm 0,8%, GAS giảm 1,06%, SAB giảm 1,58%. Điểm chung là các cổ phiếu này đều có thanh khoản rất nhỏ trong đợt ATC. Rõ ràng là bên bán không gây sức ép gì đột biến, chỉ là lực cầu quá yếu nên giá rơi sâu. Tổng thanh khoản khớp lệnh của rổ VN30 hôm nay giảm tới 25% so với hôm qua, chỉ đạt hơn 2.656 tỷ đồng, thấp nhất trong vòng 3 tuần.

Đi vào từng nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng biến động trong biên độ hẹp dưới 1%, ngoại trừ VCB giảm 1,29%, SHB giảm 1,7% trong khi LPB và EIB tăng lần lượt 1,43% và 1,03%.

Cổ phiếu chứng khoán phân hóa khá rõ khi SSI tăng 0,22%, VND tăng 0,63%, HCM tăng 1,54%, VIX tăng 3,77% nhưng BSI giảm 2,94%, FTS giảm 0,7%, TVS giảm 1,15%.

Ở nhóm bất động sản, các mã vốn hóa lớn diễn biến khá ảm đạm với VHM, BCM, VRE đều đứng giá tham chiếu còn VIC thì giảm 1,14%. Các mã còn lại giao dịch khả quan, trong đó, KDH tăng 1,36%, KBC tăng 1,12%, DIG tăng 1,22%, NLG tăng 2,24%, DXG tăng 3,96%, CII tăng 3,28%, HDG tăng 1,76%, TCH tăng 3,65%; QCG, SGR, HTN đều tăng kịch biên độ.

Nhóm sản xuất phân hóa đều hơn. Theo đó, HPG giảm 0,47%, SAB giảm 1,58% còn VNM và MSN đứng giá tham chiếu, trong khi GVR tăng 2,69%, DPM tăng 0,96%, DCM tăng 0,85%.

Cổ phiếu chứng khoán cũng phân hóa. Cụ thể, GAS giảm 1,06% nhưng POW tăng 1,12%, PGV tăng 1,61%, PLX tăng 0,8%.

Cổ phiếu hàng không và bán lẻ "xanh mướt": VJC và HVN lần lượt có thêm 0,1% và 1,6% giá trị; MWG, PNJ và FRT tăng lần lượt 0,53%, 1,12% và 0,32%.

Mặc dù VN-Index kết phiên đỏ, VN30-Index cũng giảm 0,13%, nhưng độ rộng thị trường rất tốt. Rõ ràng cổ phiếu ngoài nhóm bluechips đã đi đường riêng. Dòng tiền đang có dấu hiệu hoạt động mạnh trở lại trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. 

Toàn sàn HoSE có 227 mã tăng giá, 72 mã đứng giá tham chiếu và 146 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức trung bình, đạt 9.425 tỷ đồng.

Minh Anh
Bạn đang đọc bài viết Thị trường lình xình, VN-Index tiếp tục đi ngang tại chuyên mục Chứng khoán của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

VN-Index quay đầu giảm gần 5 điểm
Phiên 23/5, loạt cổ phiếu lớn trong nhóm VN30 chịu sức ép rất lớn từ phía bán đồng loạt giảm sâu đẩy chỉ số VN-Index giảm 4,79 điểm, tương đương 0,45%, xuống 1.065,85 điểm.