Thu hút doanh nghiệp đầu tư nguồn lực vào vùng đồng bào dân tộc, miền núi còn hạn chế

06/06/2023, 20:02
báo nói -

TCDN - Tại phiên trả lời chất vấn chiều 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chia sẻ những nội dung liên quan đến việc thu hút nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phan Thái Bình (Quảng Nam) cho hay, tại Báo cáo số 874 ngày 30/5/2023 của Ủy ban Dân tộc có nêu một vấn đề là một số địa phương chưa phát huy hết các thế mạnh của mình để thu hút nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tuy nhiên, vấn đề đầu tư và thu hút các nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, nhất là vấn đề đầu tư về các cơ sở hạ tầng thiết yếu, trong đó có hạ tầng giao thông để thu hút các doanh nghiệp đầu tư, giải quyết việc làm tại chỗ cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi là đang gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì, doanh nghiệp đầu tư thì người ta buộc phải có lợi nhuận mà đầu tư vào đây rất khó khăn.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh.

Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết những khó khăn như thế thì thời gian tới Bộ trưởng có những giải pháp nào để thực hiện và thu hút được đầu tư của doanh nghiệp vào vùng này để giải quyết việc làm tại chỗ cho bà con vùng đồng dân tộc thiểu số miền núi?

Trả lời về nội dung này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nêu rõ, trong báo cáo chúng tôi có nêu 2 ý, một là các địa phương chưa phát huy hết nguồn lực của mình. Đây là một vấn đề thực trạng. Bởi vì trong thực tế vừa qua, trong nghị quyết của Quốc hội và khi triển khai xây dựng chương trình mục tiêu cũng đặt ra là các địa phương: một là có nguồn vốn đối ứng; hai là huy động, phát huy các nguồn lực ở địa phương để đóng góp thêm vào chương trình. Nhưng theo báo cáo đến thời điểm hiện nay, số các địa phương có bố trí nguồn vốn đối ứng chiếm tỷ lệ đang thấp, cho nên chúng tôi đưa trong báo cáo là còn có một số địa phương chưa thực hiện việc bố trí vốn đối ứng.

Còn huy động nguồn vốn đầu tư cho các địa phương, Bộ trưởng khẳng định đúng như đại biểu phát biểu, chúng tôi cũng đồng tình là rất khó khăn, bởi vì các doanh nghiệp bây giờ đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chưa nói là đóng góp tiền, nhưng mà nếu đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì cần rất nhiều điều kiện, bởi vì phải có phát sinh lợi nhuận, phải có lợi ích các bên. Nhưng trong thực tế hiện nay, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là vùng rất khó khăn và đường xá, kể cả về hạ tầng giao thông đi lại, các điều kiện để phát sinh lợi nhuận trong quá trình sản xuất, kinh doanh cũng là những những điều khó, chưa nói đến vấn đề cơ chế, chính sách ở mỗi địa phương khác nhau. Cho nên các địa phương chưa tiếp cận được cái này.

Đề cập tới giải pháp thu hút doanh nghiệp, theo Bộ trưởng, trên cơ sở các quy định của pháp luật, Ủy ban Dân tộc cũng rất mong muốn các địa phương sẽ xây dựng một hệ thống cơ chế, chính sách đảm bảo phù hợp để thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào đây.

Đặc biệt là chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách tiếp cận đất đai, nhất là sau khi Luật Đất đai mới được Quốc hội thông qua, là những cản trở, những cái khó nhất, mà doanh nghiệp muốn vào các địa phương là người ta phải cần có những điều kiện cụ thể hỗ trợ cho doanh nghiệp, mặc dù đã có rồi nhưng chưa đủ mạnh, đấy cũng là những khó khăn nhất, mà đây là trách nhiệm thuộc về các địa phương.

Bộ trưởng nhấn mạnh, với trách nhiệm của cơ quan quản lý chương trình ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc cũng sẽ phối hợp với các địa phương để nghiên cứu, để khảo sát, đánh giá trong thời gian tới và đề xuất với các cấp có thẩm quyền có những chính sách đủ mạnh để thu hút nguồn lực đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tăng thêm nguồn lực để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn tới.

Hải Nam
Bạn đang đọc bài viết Thu hút doanh nghiệp đầu tư nguồn lực vào vùng đồng bào dân tộc, miền núi còn hạn chế tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Phát triển công tác xã hội lĩnh vực nông thôn, miền núi
Ngày 21/10, Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trường Đại học Lao động – Xã hội tổ chức khóa đào tạo cán bộ quản lý công tác xã hội cấp cao và công tác xã hội trong lĩnh vực nông thôn, miền núi năm 2022.
Hy vọng mới cho các huyện trung du và miền núi
Với các đặc tính ưu việt như chi phí đầu tư thấp, chịu hạn, ít sâu bệnh và cho năng suất cao, cây gai xanh đang thực sự trở thành niềm hi vọng mới trong phát triển kinh tế cho các huyện nghèo tại các vùng trung du và miền núi của xứ Thanh.