Trung Quốc mua hơn 74% cao su Việt Nam

28/02/2022, 10:22

TCDN - Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 74,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 143,24 nghìn tấn, trị giá 243,81 triệu USD.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 192,72 nghìn tấn cao su, trị giá 331,12 triệu USD, giảm 23% về lượng và giảm 22,8% về trị giá so với tháng 12/2021. 

Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam tháng 1/2022 ở mức 1.718 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng 12/2021 và tăng 6,8% so với tháng 1/2021.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 74,3% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, đạt 143,24 nghìn tấn, trị giá 243,81 triệu USD, giảm 24,7% về lượng và giảm 24,4% về trị giá so với tháng 12/2021.

Trung Quốc mua hơn 74% cao su Việt Nam.

Trung Quốc mua hơn 74% cao su Việt Nam.

Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 1 ở mức 1.702 USD/tấn, tăng 0,3% so với tháng 12/2021 và tăng 9,1% so với tháng 1/2021.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường lớn sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam. Bên cạnh đó nhu cầu cao su của thế giới cao cũng là yếu tố giúp hỗ trợ xuất khẩu.

Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) ước tính sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 đạt khoảng 14,55 triệu tấn, tiêu thụ ở mức 14,4-14,8 triệu tấn. 

Tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng 2-5%, do đó, sản lượng năm 2022 có thể ít hơn nhu cầu. ANRPC dự báo, yếu tố hỗ trợ giá cao su năm 2022 bao gồm điều kiện thời tiết và dịch COVID-19 khiến nhu cầu găng tay cao su và quần áo bảo hộ cá nhân tăng. 

Trong khi đó, những thách thức có thể ảnh hưởng đến nhu cầu cao su bao gồm thiếu chất bán dẫn (có thể ảnh hưởng đến sản xuất ô tô), tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Các chuyên gia cũng đánh giá, năm 2022, thị trường kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, sau khi các ngân hàng trung ương lớn tung ra các gói cứu trợ, giá cao su thế giới có thể sẽ tăng trong quý I/2022 do nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến thiếu hụt bởi nguồn cung cao su Đông Nam Á đang bị thời tiết xấu ảnh hưởng đến sản lượng mủ tự nhiên.

Trong khi đó, những thách thức có thể ảnh hưởng đến nhu cầu cao su bao gồm thiếu chất bán dẫn (có thể ảnh hưởng đến sản xuất ô tô), tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Năm 2022, Việt Nam có khả năng hưởng lợi kép cả về lượng xuất khẩu và trị giá do thế giới vẫn khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su, giá mủ cao su tiếp tục tăng hoặc neo ở mức cao. Dự báo, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường lớn sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam.

Như Quỳnh
Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc mua hơn 74% cao su Việt Nam tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan