Ủy ban Tài chính Ngân sách: Xử nghiêm người để chậm cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước

11/05/2023, 15:32
báo nói -

TCDN - Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ nghiên cứu, có giải pháp, chính sách mạnh mẽ trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; xác định trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu chậm triển khai, vi phạm trong quá trình trên.

Báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, hệ thống cơ chế, chính sách phục vụ quá trình sắp xếp, đổi mới, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước đã được ban hành đầy đủ và tiếp tục hoàn thiện. Đã có 18/19 tập đoàn, tổng công ty đã xây dựng Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2021-2025 và đang tiếp tục hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền ban hành.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh báo cáo thẩm tra sơ bộ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh báo cáo thẩm tra sơ bộ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022.

Năm 2022, các doanh nghiệp đã thoái vốn với giá trị sổ sách khoảng 883,7 tỷ đồng, thu về 4.290,6 tỷ đồng; 1 doanh nghiệp cổ phần hoá với tổng giá trị doanh nghiệp 309 tỷ đồng (trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước 278 tỷ đồng). Đã đưa vào vận hành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình (giai đoạn 2), Sông Hậu 1; tích cực xử lý, cơ cấu lại dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả; đã và đang tiếp tục hoàn thiện để báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý, tái cơ cấu 07/12 dự án, doanh nghiệp yếu kém còn lại.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, tiến độ cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước còn chậm. Công tác xử lý một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả vẫn còn hạn chế.

Thẩm tra Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội cho rằng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt xử lý, tháo gỡ khó khăn đối với các dự án chậm tiến độ, lãng phí, kém hiệu quả. Đưa vào vận hành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình (giai đoạn 2), Sông Hậu 1; xử lý, cơ cấu lại dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả như Nhà máy điện Long Phú I, Lọc dầu Nghi Sơn, Trung tâm nhiệt điện Ô Môn, Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2.

Một số doanh nghiệp có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 5.941 tỷ đồng; Tập đoàn Viễn thông quân đội 1.416 tỷ đồng.Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ nghiên cứu, có giải pháp, chính sách mạnh mẽ trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Xác định trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước chậm triển khai, vi phạm trong quá trình cổ phẩn hóa, thoái vốn nhà nước.

Hải Đăng
Bạn đang đọc bài viết Ủy ban Tài chính Ngân sách: Xử nghiêm người để chậm cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

PVOIL sắp dứt điểm lỗ lũy kế sau 5 năm cổ phần hóa
Tổng công ty Dầu Việt Nam vừa thông báo tin vui khoản lỗ lũy kế của doanh nghiệp giảm 250 tỷ đồng sau kiểm toán. Như vậy, sau 5 năm cổ phần hóa, khoản lỗ lũy kế doanh nghiệp này giảm xuống còn hơn 185 tỷ đồng so với hơn 1.676 tỷ đồng ban đầu.