Bất thường tại SHB và những “điểm tối” trong quá khứ

22/11/2019, 07:32

TCDN - Dù dư nợ cho vay khách hàng tăng 16% so với đầu năm nhưng nợ xấu của SHB cũng tăng 39% lên mức hơn 7.227 tỷ đồng.

Theo báo cáo của SHB, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 133% lên hơn 791 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng 61% lên hơn 1.481 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn tăng 26% lên hơn 4.945 tỷ đồng.

Theo báo cáo của SHB, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 133% lên hơn 791 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng 61% lên hơn 1.481 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn tăng 26% lên hơn 4.945 tỷ đồng.

Nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tăng 39% chiếm hơn 7.227 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 26% lên hơn 4.945 tỷ đồng, tỷ nợ xấu tên tổng dự nợ cho khách hàng tăng đến 2,86% so với đầu năm. Nhiều điều trong “quá khứ” làm ảnh hưởng đến nợ xấu của SHB cũng cần phải biết.

Lợi nhuận và nợ xấu cùng tăng

Kết quả kinh doanh trong 3 tháng gần nhất của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) dường như khá khả quan khi lãi trước và sau thuế 9 tháng đầu năm đạt hơn 2.261 tỷ đồng và hơn 1.807 tỷ đồng, tăng khoảng 54% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần cũng tăng 61,6% so với cùng kỳ, hoạt động dịch vụ cũng  tăng đạt 5.408 tỷ.

Tuy nhiên, dù dư nợ cho vay khách hàng tăng 16% so với đầu năm nhưng nợ xấu cũng tăng 39% lên mức hơn 7.227 tỷ đồng. Theo báo cáo của SHB, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 133% lên hơn 791 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng 61% lên hơn 1.481 tỷ đồng, nợ có khả năng mất vốn tăng 26% lên hơn 4.945 tỷ đồng.

Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của SHB tăng lên từ mức 2,4% lên 2,86%.

Tại thời điểm 30/09, tổng tài sản của SHB đạt gần 357,239 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Chủ yếu nhờ cho vay khách hàng tăng 17%, tài sản có khác tăng 49% và các khoản phải thu tăng 71% so với đầu năm. 

Lũy kế 9 tháng đầu năm, kết quả kinh doanh của SHB vẫn duy trì được mạch tăng trưởng. Thu nhập lãi thuần và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng gần 62% và gấp đôi cùng kỳ, đạt hơn 5,408 tỷ đồng và 351 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối lại tăng 11% trong khi lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 43%.

Tiền gửi của khách hàng tại SHB kết thúc quý 3/2019 cũng đạt mức gần 246.240 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm.

Những “điểm tối” trong quá khứ của SHB

Sau khi Habubank sáp nhập vào SHB, ngân hàng này cũng tăng vốn điều lệ lên 8.962 tỷ đồng. Tổng tài sản của ngân hàng cuối năm 2012 đã vượt lên hơn 116.500 tỷ đồng.  Khi nhận sáp nhập Habubank, theo báo cáo năm 2017, quy mô các tài sản có khác của SHB là 26.352 tỷ đồng. Sau khi Habubank nhập với SHB thì tỉ lệ nợ xấu cũng tăng cao lên đến 8,69%.

Trong giai đoạn 5 năm sau sáp nhập, SHB vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tài sản từ 14-23%/năm và quy mô tài sản 286.010 tỷ đồng vào cuối năm 2017, tương đương với các ngân hàng VPBank, ACB hay Techcombank.

Việc nhận sáp nhập Habubank đã khiến SHB phải cấu trúc lại các khoản nợ, trích lập dự phòng. SHB đã phải tiếp quản các tài sản có vấn đề, chủ yếu là nợ xấu.

Tính đến ngày 31/12/2012, dư nợ của Vinashin tại SHB còn 4.004 tỷ đồng, chiếm hơn 44% tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Cho đến 11/4, được biết nợ xấu của SHB tại Vinashin vẫn còn  830 tỷ đồng tiền nợ xấu.

Cũng đáng chú ý, khoản 100 tỷ đồng mà Ngân hàng SHB cho Công ty CP Công nghiệp Măng gan Cao Bằng vay để góp vốn đầu tư cho chính dự án cải tạo chung cư cũ số 93 Láng Hạ. Hiện tại, Công ty CP Bất động sản Vinaconex đã là chủ của dự án này.

Được biết, ngân hàng SHB và Công ty CP Công nghiệp Măng gan Cao Bằng cùng là cổ đông sáng lập, tham gia vào dự án này. Bên cạnh đó SHB sẽ đóng vai trò là ngân hàng thu xếp vốn cho dự án.

Thế nhưng, tuy cùng là cổ đông thực hiện dự án nhưng ngày 31/12/2010, Ngân hàng SHB lại ký cho Công ty CP Công nghiệp Măng gan Cao Bằng vay gói tín dụng ngắn hạn là 100 tỉ đồng (thời hạn vay 9 tháng, lãi suất 21%) đầu tư vào chính dự án này. Đến năm 2017 dự án không được triển khai lên khoản 100 tỷ đã thành nợ xấu.

Báo cáo hợp nhất của SHB, nợ xấu của Ngân hàng trong năm 2018 tăng 12% so với hồi đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) giảm 57% và còn nợ nghi ngờ (nhóm 4) giảm 16%, đáng chú ý hơn là nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng 39% so với đầu năm. Kéo theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên cho vay khách hàng tăng lên 2.4% so với 2.33% hồi đầu năm.

Tài chính doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin về những “bất ổn” của ngân hàng này.

Hoàng Tâm
Bạn đang đọc bài viết Bất thường tại SHB và những “điểm tối” trong quá khứ tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Toàn cảnh nợ xấu nội bảng của 26 ngân hàng
Thống kê từ 26 ngân hàng, đến cuối tháng 9, tổng nợ xấu nội bảng của những nhà băng này là hơn 113.000 tỷ đồng, tăng hơn 15.000 tỷ so với đầu năm (tương đương tăng khoảng 15%).