Chứng khoán trước áp lực từ thị trường thế giới

10/03/2023, 14:01
báo nói -

TCDN - Thị trường chứng khoán thế giới vẫn trong nhịp điều chỉnh sau thông điệp của Fed. Thị trường trong nước phục hồi phiên thứ 4 liên tiếp, qua đó thu hút được dòng tiền mới quay lại.

Mỹ và châu Âu nóng chuyện kiểm soát lạm phát

Thị trường chứng khoán thế giới vẫn trong nhịp điều chỉnh sau thông điệp của Fed, theo phân tích của Chứng khoán MB (MBS). Thị trường châu Á phần lớn giảm điểm, ngoại trừ thị trường Nhật Bản. Chứng khoán khu vực châu Âu và các hợp đồng tương lai trên thị trường Mỹ đang giảm điểm.

Trong phiên điều trần ngày 8/3, ông Powell, Chủ tịch Fed nhấn mạnh lại rằng Fed có thể phải nâng lãi suất lên mức cao hơn dự báo trước đó để ghìm cương lạm phát. Trong tháng 12/2022, hầu hết thành viên Fed đều đồng ý nâng lãi suất lên 5%-5,5% và sau đó duy trì phạm vi lãi suất này tới năm 2024.

Ông Powell, Chủ tịch Fed nhấn mạnh lại rằng Fed có thể phải nâng lãi suất lên mức cao hơn dự báo trước đó.

Ông Powell, Chủ tịch Fed nhấn mạnh lại rằng Fed có thể phải nâng lãi suất lên mức cao hơn dự báo trước đó.

Lần xuất hiện của ông Powell trong ngày 8/3 là cơ hội cuối cùng để định hình kỳ vọng của giới đầu tư trước khi bước vào cuộc họp chính sách tháng này. Ông Powell cho biết báo cáo việc làm tháng 2 và báo cáo CPI tháng 2 sẽ tác động tới quyết định sẽ nâng 25 điểm cơ bản hay 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 3/2023. Ông Powell cho biết dữ liệu về việc làm, chi tiêu, sản xuất ở nhà máy và lạm phát đã đảo ngược một phần xu hướng hạ nhiệt trước đó.

Các dữ liệu cho thấy “áp lực lạm phát mạnh hơn dự báo tại thời điểm diễn ra các cuộc họp chính sách trước đó”, ông Powell cho biết. Từ tháng 3/2022, Fed đã cố gắng kìm hãm hoạt động đầu tư, chi tiêu, tuyển dụng bằng cách nâng lãi suất. Khi lãi suất tăng, việc vay nợ sẽ tốn kém hơn và giá tài sản, như chứng khoán, bất động sản, sẽ gặp bất lợi. Lãi suất chuẩn của Fed cũng sẽ tác động tới các loại lãi suất khác trong nền kinh tế.

Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cam kết “làm bất cứ điều gì cần thiết” để hạ nhiệt lạm phát và khôi phục sự ổn định giá cả.

Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cam kết “làm bất cứ điều gì cần thiết” để hạ nhiệt lạm phát và khôi phục sự ổn định giá cả.

Trong khi đó, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cam kết “làm bất cứ điều gì cần thiết” để hạ nhiệt lạm phát và khôi phục sự ổn định giá cả. Phát biểu tại trụ sở của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ở Geneva (Thụy Sĩ), bà Lagarde khẳng định ECB sẽ nỗ lực hết sức để kiềm chế lạm phát tăng cao tại hầu hết quốc gia trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Bà nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ khôi phục sự ổn định giá cả và làm bất cứ điều gì cần thiết”.Bà Lagarde cho biết, lạm phát leo thang ảnh hưởng lớn nhất đến những người dễ bị tổn thương, trong đó có phụ nữ. Theo bà, những người được trả lương thấp nhất là phụ nữ. Tuần trước, bà Lagarde cho biết do lạm phát cơ bản trong Eurozone sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới nên nhiều khả năng ECB sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào cuối tháng này. ECB đã tăng lãi suất 3 điểm phần trăm kể từ tháng 7/2022 và có thể sẽ tăng thêm 0,5 điểm phần trăm nữa vào ngày 16/3 tới. Tuy nhiên, các nhà đầu tư gần đây dự báo mức tăng lãi suất cao hơn do lạm phát vẫn ở mức cao.

Có thêm dòng tiền mới

Theo phân tích của MBS, thị trường trong nước phục hồi phiên thứ 4 liên tiếp, qua đó thu hút được dòng tiền mới quay lại. Nhân tố giúp thị trường phục hồi mạnh mẽ 2 phiên vừa qua đến từ hoạt động mua ròng trở lại của khối ngoại.

Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 11.963 tỷ đồng, tăng gần 17% so với phiên hôm qua, đây cũng là phiên có mức thanh khoản cao nhất trong 10 phiên vừa qua. Bình quân 4 phiên tuần này, thanh khoản cao hơn 12,2% so với mức bình quân của tuần trước. Khối ngoại mua ròng 186 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua tập trung tại các cổ phiếu như: HSG, SSI, POW, HPG, VRE... Ở chiều ngược lại: DCM, FUEVFVND, VCB, DXG, VPB... là những cổ phiếu/chứng chỉ quỹ bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.

Chỉ số Vn-index đã lấy lại các ngưỡng kỹ thuật quan trọng.

Chỉ số Vn-index đã lấy lại các ngưỡng kỹ thuật quan trọng.

Thị trường đã tăng 4 phiên liên tiếp trong chuỗi tăng 6/8 phiên vừa qua, cả dòng tiền nội và ngoại quay trở lại đang là nhân tố hỗ trợ thị trường trước áp lực từ chứng khoán thế giới. Sau khi đã tích lũy đi ngang 5 phiên trước đó, thị trường tăng tốt ở 2 phiên vừa qua đang tạo vùng đệm về lợi nhuận cho nhà đầu tư, nhiều cổ phiếu đang có mức lãi vượt trội so với thị trường chung.

Do vậy, các nhịp rung lắc như trong phiên chiều sẽ qua nhanh khi nhà đầu tư đã có “vốn”. Về kỹ thuật, chỉ số Vn-index đã lấy lại các ngưỡng kỹ thuật quan trọng như MA100, MA50... nhờ đó đã lôi kéo được dòng tiền mới quay lại thị trường khi các chỉ báo kỹ thuật được cải thiện lên trạng thái tích cực. Các nhóm cổ phiếu được dòng tiền chú ý gồm: thép, đầu tư công, dầu khí, ngân hàng, chứng khoán, thủy sản...  

Thanh Tùng
Bạn đang đọc bài viết Chứng khoán trước áp lực từ thị trường thế giới tại chuyên mục Chứng khoán của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Thị trường chứng khoán đang chờ điều gì trong tháng 3?
Rất có thể thị trường chứng khoán Mỹ sẽ biến động mạnh trong những ngày tới. Thị trường trong nước bước vào tuần mới với nhiều thông tin hỗ trợ, từ việc các ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi đến thông tin sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP.
Thị trường chứng khoán thế giới tuần qua giảm điểm
Thị trường chứng khoán thế giới tuần qua phải nhìn ngó về thị trường chứng khoán Mỹ và ghi nhận 3 tuần giảm điểm liên tiếp. Trong đó, thị trường trong nước cũng khép lại một tuần giảm điểm, trong đó có 4 phiên giảm liên tiếp.