Thị trường chứng khoán đang chờ điều gì trong tháng 3?

07/03/2023, 13:56

TCDN - Rất có thể thị trường chứng khoán Mỹ sẽ biến động mạnh trong những ngày tới. Thị trường trong nước bước vào tuần mới với nhiều thông tin hỗ trợ, từ việc các ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi đến thông tin sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP.

Số phận của chứng khoán sẽ được định đoạt?

Theo phân tích của Chứng khoán MB (MBS), 4 sự kiện lớn trong 13 phiên giao dịch tới sẽ là yếu tố định đoạt liệu cuộc phục hồi của thị trường chứng khoán Mỹ trong năm nay sẽ lụi tàn hay hồi sinh trở lại sau khi sa sút trong tháng 2.

Sự kiện đầu tiên diễn ra vào ngày 7/3, khi Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell điều trần trước Quốc hội về chính sách tiền tệ. Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm dấu hiệu về lộ trình tăng lãi suất của ngân hàng trung ương này.

Bà Emilly Hill, nhà sáng lập Bowersock Capital, nhận xét: “Thị trường đang cố bám lấy mọi điều tích cực mà ông Powell nói. Chứng khoán Mỹ đã tăng vọt ngay khi ông nhắc đến “thiểu phát” trong bài phát biểu đầu năm nay”. Cuối tuần trước, chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau khi ông Raphael Bostic, Chủ tịch Fed chi nhánh Atlanta, nói rằng Fed có thể ngừng tăng lãi suất trong mùa hè năm nay.

Thị trường trong nước bước vào tuần mới với thông tin sửa đổi Nghị định 65.

Thị trường trong nước bước vào tuần mới với thông tin sửa đổi Nghị định 65.

Báo cáo việc làm tháng 2 sẽ được công bố vào ngày 10/3, và 4 ngày sau thì tới lượt chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Bất kỳ số liệu nào cho thấy tăng trưởng việc làm và lạm phát vẫn nóng cũng có thể xóa sổ hy vọng của nhà đầu tư về việc Fed sẽ sớm nương tay. Bà Hill chỉ ra: “Nền kinh tế đang phát đi những tín hiệu rất mâu thuẫn. Do đó, nhà đầu tư sẽ phản ứng kịch liệt trước những dữ liệu sắp tới”.

Tiếp đến, vào ngày 22/3, Fed sẽ đưa ra quyết định chính sách và dự báo lãi suất hàng quý, và ông Powell sẽ tổ chức cuộc họp báo. Sau đó, nhà đầu tư sẽ có nhận định khá rõ ràng về việc liệu Fed có ngừng các đợt tăng lãi suất trong thời gian tới hay không. Nhà đầu tư đang lo ngại hầu hết các sự kiện trên.

Dữ liệu do Citigroup tổng hợp về mức độ biến động trong tương lai cho thấy nhà đầu tư dự đoán thị trường sẽ có những động thái lớn trong ngày công bố CPI và ngày Fed ra quyết định lãi suất. Tuy nhiên, họ có vẻ không lo điều tương tự có thể xảy ra trong ngày công bố báo cáo việc làm.

Yếu tố nội tại chi phối thị trường

Cũng theo MBS, thị trường chứng khoán khu vực châu Á tiếp tục phục hồi ngoại trừ thị trường Trung Quốc đại lục khi quốc gia này đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 ở mức thận trọng. Thị trường khu vực châu Âu mở cửa cùng các hợp đồng tương lai trên thị trường Mỹ cũng đang tăng điểm.

Thị trường trong nước bước vào tuần mới với nhiều thông tin hỗ trợ, từ việc các ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi đến thông tin sửa đổi Nghị định 65/2022/NĐ-CP... Tuy vậy tâm lý hào hứng cũng qua nhanh khi thị trường chỉ duy trì mức tăng mạnh trong phiên sáng và trượt dần về tham chiếu, rất may là thị trường vẫn giữ được thành quả khi đóng cửa.

Thanh khoản trên toàn thị trường đạt 7.844 tỷ đồng, giảm 10% so với mức bình quân ở tuần trước. Trong 7 phiên trở lại đây, có tới 4 phiên thanh khoản thị trường dưới ngưỡng 8.000 tỷ đồng, đây là mức thanh khoản rất thấp kể từ tháng 11/2020. Khối ngoại bán ròng 88 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực bán tập trung tại các cổ phiếu như: NVL, VND, VIC, DXG, GEX... Ở chiều ngược lại: CTG, HDB, VCB, KDH, BID... là những cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trong phiên này.

Việc các ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi cũng là thông tin lạc quan.

Việc các ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi cũng là thông tin lạc quan.

Thị trường hồi phục sau khi có những thông tin hỗ trợ nhưng diễn biến cho đến khi đóng cửa có thể là tín hiệu khiến nhà đầu tư lo ngại hơn. Thanh khoản tiếp tục tìm đáy mới kể từ đầu năm và việc khối ngoại duy trì bán ròng đã kiến dòng tiền thận trọng hoặc có thể là lực cầu bắt đáy vẫn kiên trì ở các vùng hỗ trợ thấp hơn ở cổ phiếu. Chứng khoán thế giới đã phục hồi ở tuần trước và tiếp tục tăng trở lại vào tuần này trước cuộc họp của Fed vào ngày 22/3.

Trong khi đó, chứng khoán trong nước giảm ở tuần trước và không hào hứng ở phiên đầu tuần dù tuần sau các quỹ ETF mới cơ cấu danh mục quý 1. Như vậy có thể thấy yếu tố nội tại đang chi phối thị trường trong nước hơn là tác động bên ngoài.

Với bối cảnh dòng tiền yếu, cơ hội vẫn nằm ở cổ phiếu cụ thể có câu chuyện. Trong khi đó nhóm cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ bật tăng trong phiên hôm nay sau khi có thông tin hỗ trợ vẫn cần được kiểm định thêm trong các phiên tới.

Với bối cảnh dòng tiền yếu, các nhóm cổ phiều vẫn giữ được xu hướng tăng như: đầu tư công, dầu khí, sản xuất diện,... Trong khi đó nhóm cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ bật tăng trong phiên hôm qua sau khi có thông tin hỗ trợ vẫn cần được kiểm định thêm trong các phiên tới.   

Thanh Tùng - Quang Linh
Bạn đang đọc bài viết Thị trường chứng khoán đang chờ điều gì trong tháng 3? tại chuyên mục Chứng khoán của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Thị trường chứng khoán thế giới tuần qua giảm điểm
Thị trường chứng khoán thế giới tuần qua phải nhìn ngó về thị trường chứng khoán Mỹ và ghi nhận 3 tuần giảm điểm liên tiếp. Trong đó, thị trường trong nước cũng khép lại một tuần giảm điểm, trong đó có 4 phiên giảm liên tiếp.