COVID-19 có thể tạo ra suy thoái kinh tế dai dẳng ở Đông Nam Á
TCDN - Một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới dư đoán, suy thoái kinh tế mạnh mẽ có thể tạo ra một tầng lớp người nghèo mới vì COVID-19.
Từ lâu, người ta đã thừa nhận những tác động của đại dịch Coronavirus lên sức khỏe dần dần sẽ trở nên không đáng kể so với do tác động kinh tế của các biện pháp kinh kiểm soát sự lây lan của dịch. Kể từ tháng 3, khi WHO chính thức tuyên bố COVID-19 là một đại dịch, thế giới đã chứng kiến một loạt các dự báo kinh tế đáng lo ngại: xu hướng tăng trưởng giảm bao phủ nền kinh tế thế giới.
Yếu tố mới nhất trong danh mục kinh tế ảm đạm xuất hiện vào ngày 29/9, với việc công bố báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Báo cáo tuyên bố sự suy thoái kinh tế do COVID-19 đã khiến số người nghèo trong khu vực tăng lần đầu tiên sau 20 năm. Bất chấp thành công tương đối trong việc ngăn chặn đại dịch, khu vực này vẫn còn khả năng chứng kiến một tầng lớp “người nghèo mới” bởi COVID đang tăng nhanh chóng, với 38 triệu người sẽ tiếp tục nghèo hoặc tái nghèo vào cuối năm 2020.
Báo cáo xuất hiện khi số người chết trên toàn cầu do COVID-19 vượt qua 1 triệu người, theo dữ liệu do ĐH Johns Hopkins tổng hợp.
Ngân hàng Thế giới nhận xét rằng đại dịch đã gây ra “cú sốc 3” đối với các nền kinh tế Đông Nam Á và Thái Bình Dương: tác động của chính đại dịch, tác động kinh tế của các biện pháp ngăn chặn và tác động khu vực của suy thoái toàn cầu. Do đó, ngay cả những quốc gia đã thành công trong việc ngăn chặn virus cũng có thể không tránh nổi những ảnh hưởng kinh tế của nó.
Ngay cả khi tính cả Trung Quốc - quốc gia đã phục hồi tốt hơn dự kiến từ đại dịch, ngân hàng thế giới kì vọng các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng 0,3-0,9% trong năm nay, mức thấp nhất từ những năm 1960. Tuy nhiên, nếu rút Trung Quốc ra khỏi phép tính, kết quả sẽ là mức giảm hàng năm của khu vực trong khoảng 3,5-4,8%.
“Nợ công và tư, cùng với tình hình kinh doanh ngày càng xấu của ngân hàng và sự bất ổn tăng, có khả năng hạn chế đầu tư công và tư nhân, cũng như gây rủi ro đối với ổn định kinh tế. Tình trạng ốm đau, mất an toàn an ninh lương thực, thất nghiệp, và đóng trường học có thể dẫn đến sự xói mòn nguồn nhân lực và tổn thất thu nhập trọn đời”, báo cáo nêu rõ.
Theo báo cáo, 38 triệu “người nghèo mới” nâng số người sống dưới mức nghèo khổ trong khu vực lên 517 triệu người, tăng gần 8% so với năm ngoái và đảo ngược xu hướng tăng đều đặn trong những thập kỷ gần đây. Với sự phổ biến của việc làm phi chính thức trên hầu hết các khu vực, các tác động kinh tế của COVID-19 sẽ đè nặng lên phụ nữ.
Theo Ngân hàng Thế giới, những nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất gồm những nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ sự sụp đổ toàn cầu về du lịch và xuất khẩu. Do đó, cuộc khủng hoảng này dường như nhắm tới Đông Nam Á.
Các dự báo kinh tế “trường hợp thấp” của Ngân hàng ước tính tổng GDP suy giảm hàng năm lên tới 6,1% ở Malaysia, 9,9% ở Philippines và 10,4% ở Thái Lan. Tổng cộng, nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á đang phát triển - 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trừ Brunei và Singapore - có thể giảm tới 4,7% vào năm 2020.
Điều này càng đáng lo ngại hơn khi một số quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Phillipines và Myanmar, tiếp tục đối mặt với sự bùng phát nghiêm trọng của dịch bệnh.
Điểm sáng trong khu vực là Việt Nam, quốc gia đã cố gắng cân bằng sự cấp bách về sức khỏe cộng đồng và kinh tế. Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế của nước này có thể tăng trưởng 2.8% trong năm nay- mức cao nhất so với mọi quốc gia ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Nếu quá khứ là một chỉ dấu, sự suy giảm kinh tế ở mức độ này có thể được dự báo sẽ dẫn đến các cuộc khủng hoảng chính trị. Cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng gần đây nhất của Đông Nam Á - cuộc khủng khoảng tài chính châu Á 1997-8- đã tác động sâu sắc đến chính trị khu vực, thúc đẩy sự sụp đổ hỗn loạn của chế độ Suharto ở Indonesia, sự lên ngôi của Thaksin Shinawatra trong chính trường Thái Lan và phong trào cải cách ở Malaysia.
Đặc biệt, Thái Lan đang chứng kiến tình trạng bất ổn chính trị leo thang, với những động thái tương tự cũng diễn ra ở nước láng giềng, Campuchia. Do tiền lệ trước đây, nếu những vấn đề chính trị này kết thúc tại đây, đó không phải điều đáng ngạc nhiên.
Đánh giá ảm đạm của Ngân hàng Thế giới cho thấy tác động kinh tế của COVID-19 sẽ vẫn còn gắn với chúng ta, rất lâu sau những lần bùng phát.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899