Định giá tài sản trí tuệ của các startup: Thiếu trung gian, Yếu kỹ năng thương mại hóa

31/01/2020, 11:18

TCDN - Tài sản sở hữu trí tuệ hiện là tài sản lớn nhất, giá trị nhất của các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong quá trình khởi nghiệp. Tuy nhiên, do chưa tiếp cận được với tổ chức trung gian nên các phương án góp vốn bằng công nghệ chưa được xác định giá trị đúng mức để thương mại hóa và triển khai.

9-1

Dự án hơn 12 triệu Euro không thể thương mại hóa

Theo PGS.TS Trần Văn Nam, Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Trọng tài viên trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cho biết, hiện nhu cầu về công nghệ và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong nước khá lớn. Theo tổng cục thống kê, cả nước có trên 561.000 doanh nghiệp đang hoạt động và có nhu cầu công nghệ mới. Trong khu vực nông nghiệp, mặc dù số lượng doanh nghiệp chỉ chiếm 1% tổng số doanh nghiệp nhưng nhu cầu về công nghệ hàng năm tăng trưởng trên 20%. Thế nhưng, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học, các sản phẩm công nghệ nội sinh do các tổ chức nghiên cứu trong nước thực hiện được nghiên cứu với chi phí đầu tư thấp hơn nhiều so với nguồn công nghệ nhập ngoại nhưng doanh nghiệp không tiếp cận được do các tổ chức cơ quan nghiên cứu còn thiếu và yếu các kỹ năng thương mại hóa. Doanh nghiệp thiếu thông tin và thiếu niềm tin về công nghệ nội.

Trong khi đó, hoạt động định giá tài sản trí tuệ và công nghệ ở nước ta hiện nay hầu như vắng bóng tổ chức và chuyên gia chuyên biệt cho công tác định giá công nghệ việc định giá thường do các cán bộ quản lý công nghệ được mời làm tư vấn khi thương thảo hợp đồng mua bán công nghệ hiện nay các tổ chức cá nhân cung ứng dịch vụ giá theo luật giá đều đăng ký định giá công nghệ.

Thực tế hầu hết các tổ chức này đều chưa thực hiện các dịch vụ định giá công nghệ một cách bài bản. Bên cạnh đó mặc dù đã được quan tâm có hành lang pháp lý và quản lý nhưng thực tế hiện nay cho thấy quy mô chất lượng uy tín của các tổ chức định giá công nghệ vẫn còn rất hạn chế hoạt động định giá công nghệ vẫn còn là một thách thức lớn cho doanh nghiệp trong việc khai thác ứng dụng tài sản trí tuệ và sản xuất kinh doanh nhiều trường hợp doanh nghiệp ứng dụng nhưng sở hữu công nghệ cao khả năng ứng dụng rất lớn nhưng không thể phát triển được sản phẩm do thiếu vốn và không thể không thể thế chấp chính tài sản công nghệ mà mình đang sở hữu.

Kết quả khảo sát của Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ về dịch vụ xác định giá trị các tài sản trí tuệ ở Việt Nam Nam cho thấy, nếu xét theo hai loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ mà các đơn vị trung gian cung cấp thì môi giới chuyển giao công nghệ là loại hình dịch vụ có nhiều đơn vị cung cấp nhất ở nước ta hiện nay với 78,6% số đơn vị cung trung gian cung cấp. Tiếp đến là dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ với 75% số đơn vị trung gian có thể cung cấp; 64,3% số đơn vị trung gian có thể cung cấp dịch vụ xúc tiến chuyển giao công nghệ. Trong khi đó, số lượng đơn vị trung gian có thể cung cấp dịch vụ giám định công nghệ chỉ với 25% số đơn vị.

Điển hình cho việc thương mại hóa chưa thành công là công nghệ phân loại xử lý rác thải tự động của kỹ sư Lại Minh Chức. Theo đó, công nghệ xử lý rác tự động kỹ sư Lại Minh Chức đã được cục sở hữu trí tuệ cấp nhiều bằng sáng kiến, các chuyên gia Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) xác định giá trị công nghệ 12,21 triệu Euro. Tuy nhiên, do chưa tiếp cận được với bất kỳ một tổ chức trung gian khoa học công nghệ trong và ngoài nước nên đến năm 2018 các dự kiến góp vốn bằng công nghệ của kỹ sư Lại Minh Chức và các dự án nhà máy rác thải tại Hà Nam, Bắc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được xác định giá trị đúng mức để thương mại hóa và triển khai như tác giả sáng chế kỳ vọng.

9-3

Đối ứng hợp tác công tư

Để thúc đẩy hoạt động xác định giá trị tài sản trí tuệ cho các start up, các chuyên gia cho rằng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về khoa học công nghệ cần thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng thương mại hóa kết quả khoa học công nghệ và quan tâm đầu tư cho nghiên cứu đổi mới công nghệ; công khai và tăng cường cơ chế đối ứng hợp tác công tư để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án nghiên cứu ứng dụng và đổi mới công nghệ.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để đối ứng đầu tư cho đổi mới công nghệ ươm tạo công nghệ khởi nghiệp sáng tạo, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; quan tâm đào tạo nâng cao năng lực hấp thụ làm chủ công nghệ của doanh nghiệp, thúc đẩy hợp tác trao đổi nhân lực trình độ cao giữa các viện nghiên cứu trường đại học và doanh nghiệp.

Đặc biệt, cần cụ thể hóa điểm d, khoản 2, Điều 30 Nghị định 76/2018/NĐ-CP về nội dung hỗ trợ thuê chuyên gia như sau: hỗ trợ theo giá trị Hợp đồng thuê chuyên gia tư vấn xây dựng thẩm định đề án thành lập nâng cao năng lực tổ chức hoạt động của tổ chức trung gian; hỗ trợ theo giá trị hợp đồng thuê chuyên gia trong nước, nước ngoài đánh giá thẩm định giá và giám định công nghệ quản trị tài sản trí tuệ; hỗ trợ theo giá trị hợp đồng tư vấn để tổ chức trung gian tự thực hiện việc đánh giá thẩm định giá, giám định công nghệ, quản trị tài sản trí tuệ; hỗ trợ theo giá hợp giá trị hợp đồng thuê chuyên gia trong nước, nước ngoài tư vấn xây dựng phương án thương mại hóa công nghệ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tài sản trí tuệ.

Như vậy, thông tư hỗ trợ phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học công nghệ thay thế thông tư 16/2014/TT-BKHCN sẽ góp phần chi tiết hóa cơ chế hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 76/2018/NĐ-CP, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai đồng bộ các hoạt động hỗ trợ phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học công nghệ. Trên cơ sở các chức năng và nội dung hỗ trợ của thông tư định mức hỗ trợ tương ứng trong các chương trình khoa học công nghệ có liên quan sẽ được quy định cụ thể. Qua đó, sẽ nâng cao khả năng, tăng tính khả thi của các hoạt động hỗ trợ đối với các nội dung tư vấn môi giới xúc tiến chuyển giao công nghệ, đánh giá, thẩm định giám định công nghệ, hỗ trợ tổ chức, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời tạo cơ sở cho việc triển khai các hoạt động xúc tiến phát triển thị trường khoa học công nghệ của các đơn vị có chức năng này.

PGS.TS Trần Văn Nam đề xuất, cần xây dựng tổ chức trung gian khoa học công nghệ ngay tại cơ sở. Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn thông tin phục vụ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp xuất phát từ trường đại học, viện nghiên cứu chiếm tỷ lệ thấp. Trong khi đó, các tổ chức nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng gồm viện, trường vẫn là nguồn cung công nghệ lớn. Do đó, cần xây dựng trung gian khoa học công nghệ ngay tại cơ sở nhằm đẩy mạnh quá trình quảng bá và xúc tiến các sản phẩm công nghệ đưa khoa học từ phòng thí nghiệm ra thị trường, hỗ trợ cho giao dịch chuyển giao công nghệ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Nhờ đó, người đầu tư có thể biết đến và tiến hành các hoạt động trao đổi giao thương với chi phí thấp nhất nhưng mang lại hiệu quả cao và phù hợp với xu thế toàn cầu.

Huyền Nguyễn

Tạp chí số Xuân 2020
Bạn đang đọc bài viết Định giá tài sản trí tuệ của các startup: Thiếu trung gian, Yếu kỹ năng thương mại hóa tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Thu hút vốn FDI cho startup Việt: Ngoài ý tưởng sáng tạo nổi bật cần có sự chuyên nghiệp, trung thực, rõ ràng
Sự đổ bộ của các quỹ đầu tư nước ngoài đã mở ra cơ hội đối với các startup Việt. Tuy nhiên, để có thể gọi vốn thành công, startup Việt buộc phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe thông qua hồ sơ, BCTC và các kế hoạch dự kiến - bà Nguyễn Thy Nga - Sáng lập viên V-startup Việt Nam chia sẻ.