Doanh nghiệp đề nghị thúc đẩy việc nội luật hóa thuế suất tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam

17/03/2023, 19:36
báo nói -

TCDN - Ông Takahisa Onose - nhóm Công tác thuế và hải quan đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính cần xem xét các giải pháp để thúc đẩy việc nội luật hóa thuế suất tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam và có các phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng.

Sáng 17/3/2023, Phiên kỹ thuật Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2023 (VBF 2023) khai mạc tại Hà Nội. Ông Takahisa Onose - nhóm Công tác thuế và hải quan đặt ra vấn đề chính sách thuế tối thiểu toàn cầu thuộc Trụ cột 2 trong Chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS).

dien-dan

Theo đại diện nhóm Công tác thuế và hải quan, vào đầu tháng 10 năm 2021, 136 nước thành viên của Diễn đàn hợp tác chung của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (trong đó có Việt Nam) đã thông qua Tuyên bố chung về việc thực hiện chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) 2.0. Trụ cột 2 của chính sách thuế mới này đã đưa ra giải pháp về Thuế suất tối thiểu toàn cầu, nhằm đảm bảo lợi nhuận của các công ty đa quốc gia phải nộp ở mức thuế suất tối thiểu 15% trong trường hợp các khoản lợi nhuận đó đang được hưởng mức thuế suất thực tế thấp hơn hoặc không chịu thuế.

“Khi chính sách này được áp dụng dự kiến vào năm 2024, các công ty đa quốc gia đã và đang đầu tư vào Việt Nam có thể phải nộp thuế bổ sung tại các nước khác liên quan đến hoạt động của các công ty con tại Việt Nam. Khi đó, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam sẽ trở nên không còn ý nghĩa”, ông Takahisa Onose nhấn mạnh.

Ông Takahisa Onose - nhóm Công tác thuế và hải quan.

Ông Takahisa Onose - nhóm Công tác thuế và hải quan.

Ông Takahisa Onose dẫn chứng, Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 20/8/2019 đã đưa ra quan điểm chỉ đạo là ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch và đề ra nhiệm vụ quan trọng là cần xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao.

Trước đó, VBF đã có kiến nghị tại Công văn số VBF15122022 ngày 15/12/2022 gửi Thủ tướng Chính phủ, trong bối cảnh nêu trên, để đối phó với các bất lợi của việc áp dụng Trụ cột 2, tiếp tục thu hút các tập đoàn đầu tư lớn, các dự án công nghệ cao lựa chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư của mình theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 50- NQ/TW, Chính phủ/Bộ Tài chính Việt Nam cần xem xét các giải pháp để thúc đẩy việc nội luật hóa thuế suất tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam; và có các phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng.

Trả lời kiến nghị của nhóm Công tác thuế và hải quan, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng - đại diện Bộ Tài Chính cho hay, với các kiến nghị cụ thể về Trụ cột 2 của BEPS liên quan thuế tối thiểu toàn cầu, đây là vấn đề mới và quan trọng với Việt Nam. Chính phủ đã giao Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu. Bộ Tài chính đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả nghiên cứu. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về nội dung này. Sau khi Tổ công tác đặc biệt họp, Bộ Tài chính đã có công văn báo cáo và đề xuất kiến nghị.

Huyền Châu
Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp đề nghị thúc đẩy việc nội luật hóa thuế suất tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Chậm trễ triển khai, Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội giành quyền đánh thuế tối thiểu toàn cầu
Ông Thomas McClelland, Phó tổng giám đốc phụ trách Dịch vụ Tư vấn Thuế, Deloitte Việt Nam cho rằng, trong trường hợp Việt Nam không có những hành động ngay hoặc chậm trễ trong việc triển khai thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội giành quyền đánh thuế và không thu được phần thuế bổ sung.
Nhanh chóng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu giúp tăng thu ngân sách
Từ năm 2024, một số quốc gia sẽ áp dụng mức thuế suất tối thiểu toàn cầu 15% với các công ty lớn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần nhanh chóng đưa ra khung pháp lý, cũng như mức thuế và chính sách ưu đãi để tận dụng được lợi thế từ chính sách này, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.
Việt Nam đang xây dựng khung pháp lý áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu
Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Tổ công tác đặc biệt đang được kiện toàn nhân sự để nhanh chóng xây dựng khung pháp lý nội luật về thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của OECD, để đảm bảo các chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.