Khai trương Trung tâm tư vấn phát triển giáo dục tại Thanh Hoá

08/05/2023, 19:56
báo nói -

TCDN - Trung tâm tư vấn và phát triển giáo dục ra đời tại Thanh Hoá với mong muốn tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất cho tất cả các học sinh và sinh viên, bao gồm cả những người có khuyết tật và những người có khó khăn trong việc hòa nhập xã hội và giáo dục.

Sáng ngày 7/5, Trung tâm tư vấn phát triển giáo dục (trực thuộc Hội Khoa học Tâm lí - giáo dục Việt Nam) chính thức khai trương cơ sở 2 tại Thanh Hoá.

Mục tiêu của Trung tâm tư vấn phát triển giáo dục về giáo dục hòa nhập là tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất cho tất cả các học sinh và sinh viên, bao gồm cả những người có khuyết tật và những người có khó khăn trong việc hòa nhập xã hội và giáo dục.

Mục tiêu của Trung tâm tư vấn phát triển giáo dục về giáo dục hòa nhập là tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất cho tất cả các học sinh và sinh viên, bao gồm cả những người có khuyết tật và những người có khó khăn trong việc hòa nhập xã hội và giáo dục.

Với mục tiêu chính là giúp đỡ các cá nhân có nhu cầu đặc biệt trong giáo dục, đặc biệt là những người khuyết tật và những người có khó khăn trong việc hòa nhập xã hội và giáo dục. Trung tâm sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các giáo viên và gia đình để giúp họ hiểu rõ hơn về những vấn đề đặc biệt của học sinh và sinh viên, đồng thời hỗ trợ cho các học sinh và sinh viên có khó khăn trong việc học tập, hòa nhập xã hội và thực hiện mục tiêu giáo dục của mình.

 

"Thanh Hóa, có nhiều địa chỉ dạy và luyện thi IELTS nhưng số giáo viên tham gia giảng dạy đạt trình độ IELTS từ 7.5 trở lên không nhiều. Trung tâm Tư vấn và phát triển giáo dục có đội ngũ giáo viên đạt IELTS từ 7.5 để test và tư vấn cho người học về lộ trình học, phương pháp và kinh nghiệm luyện thi phù hợp nhu cầu du học".

Tiến sĩ Hồ Quang Hòa, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội - Giám đốc Trung tâm Tư vấn và phát triển giáo dục, Phó Tổng Biên tập tạp chí Thế giới trong ta.

Năm 2003, Trung tâm đã được Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lí – Giáo dục Việt Nam ký quyết định thành lập với các nhiệm vụ như: Phổ biến kiến thức, tổ chức các khoá học, các lớp bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; Tổ chức và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học về giáo dục- đào tạo; Tham gia các hoạt động tư vấn, thẩm định đánh giá các dự án giáo dục theo yêu cầu của cơ quan liên quan; Tư vấn và thực hiện các dịch vụ thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tư vấn giới thiệu học sinh đi du học nước ngoài; Thực hiện hợp tác về giáo dục – đào tạo trong nước và quốc tế.

Đến nay, sau 20 năm thành lập và phát triển, Trung tâm tư vấn và phát triển giáo dục tiếp tục mở rộng và đặt cơ sở 2 tại Thanh Hoá.

Với sự tham gia của đội ngũ chuyên gia trong hội đồng khoa học của Trung tâm như: PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm khoa các khoa học giáo dục, trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội; TS Chu Thị Hồng Nhung - Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học giáo dục, Trường ĐHGD, ĐHQG Hà Nội; TS Phan Quốc Lâm - Trường Đại học Văn Lang; PGS TS Phạm Mạnh Hà - Giám đốc trung tâm hợp tác bồi dưỡng, Trường ĐHGD, ĐHQG Hà Nội… phụ huynh, học sinh cũng như các đối tác hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng khi đến với Trung tâm.

Về lĩnh vực du học, ngày nay, du học đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho nhiều học sinh. Tuy nhiên, tìm hiểu và đăng ký chương trình du học có thể rất phức tạp và đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm đặc biệt.

Nhiều phụ huynh muốn cho con đi du học nhưng gặp khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề, apply hồ sơ và khó khăn trong việc tìm nguồn học bổng cho con; nhiều người muốn sang nước ngoài làm việc theo dạng du học nhưng chưa tìm được hướng đi hợp pháp.

Trung tâm sẽ là nơi có thể cung cấp cho học sinh các thông tin và hỗ trợ cần thiết để giúp họ đưa ra quyết định thông minh và chuẩn bị cho chuyến đi du học của mình.

Tiến sĩ Hồ Quang Hòa (trái), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam (giữa) chia sẻ về công tác tư vấn tham vấn tâm lý học đường.

Tiến sĩ Hồ Quang Hòa (trái), Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam (giữa) chia sẻ về công tác tư vấn tham vấn tâm lý học đường.

Theo Tiến sĩ Hồ Quang Hoà, Giám đốc Trung tâm tư vấn và phát triển giáo dục tại Thanh Hoá, Trung tâm ra đời sẽ giải quyết rất nhiều nhu cầu về tư vấn du học, tư vấn hướng nghiệp, tham vấn tâm lý cho học sinh, sinh viên, giáo dục hoà nhập… trên địa bàn Thanh Hoá.

Về lĩnh vực tâm lý giáo dục, Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam là Hội khoa học chuyên ngành về Tâm lý và giáo dục. Hội có đội ngũ Hội viên, các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực tâm lý, giáo dục. Trên nền tảng đó, các viện nghiên cứu và trung tâm trực thuộc Hội được hỗ trợ rất tốt về vấn đề chuyên môn.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam cho hay, thực tế chúng ta chưa có một đội ngũ nhân viên chuyên trách trong trường học như nhân viên tham vấn học đường, nhân viên công tác xã hội...

"Tỷ lệ các chuyên gia tâm lý trên 100 nghìn dân ở Việt Nam cũng chỉ chiếm 0,11 người trong khu trung bình thế giới là 1,4 và các nước châu Âu trong khối liên minh EU là 5,4. Chính vì vậy, bên cạnh các dịch vụ công hiện có, cần có thêm các dịch vụ tư nhân hỗ trợ công tác sàng lọc, đánh giá, sơ cứu can thiệp ban đầu cũng như quản lý các trường hợp tổn thương sức khỏe tâm thần cũng như các dịch vụ hỗ trợ xã hội và dịch vụ dự phòng nâng cao sức khỏe tâm thần".

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam

Việc triển khai các mô hình phòng, chống đòi hỏi người triển khai nắm được giá trị nghề nghiệp, các kiến thức tâm sinh lý lứa tuổi, có kỹ năng tham vấn, tư vấn. Tuy nhiên, hiện các giáo viên trong nhà trường đang kiêm nhiệm cả vai trò tư vấn tâm lý, trong khi họ không được đào tạo sâu để có kỹ năng làm việc, hỗ trợ trẻ em và thanh thiếu niên đủ để có thể tạo ra sự thay đổi.

Một số nơi đã triển khai tham vấn tâm lý học đường lại không giúp cho các em có được cảm giác an toàn, được chia sẻ.

Cũng theo ông Nam, giải pháp triển khai mô hình phòng, chống bạo lực học đường phải là một tổng thể thống nhất. Mỗi trường phải có ngay một chương trình phòng chống bạo lực học đường được coi như hệ thống sàng lọc các học sinh có nguy cơ gây bạo lực để theo dõi và hỗ trợ chuyên biệt theo nhóm.

Để thực sự công việc tham vấn học đường đi vào hiệu quả, các trường nên có một nhân viên tham vấn học đường chuyên trách, mỗi trường hoặc vài trường trong một khu vực có một nhân viên công tác xã hội trường học. Điều này đòi hỏi phải có chính sách, quy định, bậc lương cho vị trí công việc, nghề nghiệp này chính thức tại trường học.

10 nội dung sẽ triển khai tại cơ sở của trung tâm ở Thanh Hóa như: Tổ chức bồi dưỡng các lớp: Chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên phổ thông, các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm; Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh; Tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tham vấn tâm lý trong các nhà trường phổ thông.

Đặc biệt, Trung tâm sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng các nội dung theo Modules do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; Tổ chức các lớp bồi dưỡng về tham vấn hoạt động tâm lý, giáo dục đặc biệt.

Bên cạnh đó, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển giáo dục; Tư vấn, giới thiệu học sinh đi du học; Tổ chức các lớp giáo dục đặc biệt cho trẻ (trẻ gặp khó khăn trong học tập; trẻ cần can thiệp tâm lý, giáo dục hòa nhập…).

Ngoài ra, Trung tâm cũng sẽ thẩm định các chương trình giáo dục: Giáo dục đặc biệt; giáo dục kĩ năng sống; hoạt động trải nghiệm trong giáo dục; Đấu thầu đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục- tâm lý; Thẩm định, đánh giá, chấm sáng kiến kinh nghiệm, thi giáo viên dạy giỏi...

Lê Doãn Tài
Bạn đang đọc bài viết Khai trương Trung tâm tư vấn phát triển giáo dục tại Thanh Hoá tại chuyên mục Nhịp cầu doanh nghiệp của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Điện Biên: Chương trình đổi mới giáo dục triển khai sát với thực tế
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đánh giá kết quả học kỳ cho thấy, toàn ngành đã tích cực triển khai, thực hiện và đồng bộ kế hoặc nhiệm vụ năm học. Đặc biệt là thực hiện đổi mới Chương trình giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông theo chỉ đạo của bộ sát với thực tế.
Bắt cựu Chủ tịch Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam
Bộ Công an đã bắt ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản giáo dục VN vì đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao trong việc mua sắm giấy in phục vụ in ấn sách giáo dục xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam.
Vụ Việt Á: Bắt thêm 1 nữ giám đốc và cựu chuyên viên NXB Giáo dục
Nguyễn Bạch Thùy Linh - Giám đốc Công ty TNHH MTV SNB Holdings và một chuyên viên bị bắt tạm giam với cáo buộc có hành vi lợi dụng ảnh hưởng, can thiệp, tác động lãnh đạo một số bộ, ngành tạo điều kiện giúp Công ty Việt Á trong quá trình sản xuất, kinh doanh kit xét nghiệm.