Ngày mai, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo về thuế tối thiểu toàn cầu

17/04/2023, 16:19
báo nói -

TCDN - Bộ Tài chính cho biết, ngày 18/4, Bộ Tài chính sẽ tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Kinh nghiệm áp dụng của các quốc gia, dự kiến tác động và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam” dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Hội thảo sẽ được tổ chức theo hình thức trực tiếp hết hợp trực tuyến với sự tham dự của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương; các tổ chức quốc tế (IMF, WB, GIZ, ADB, UNICEF…); các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp cùng các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế - tài chính trong và ngoài nước.

Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu là một cải cách thuế tiến bộ, nhằm hạn chế thực trạng nhiều công ty lớn lập kế hoạch giảm thiểu thuế bằng cách chuyển lợi nhuận sang các thiên đường thuế, hay hoạt động kinh doanh qua nền tảng số xuyên quốc gia mà không hiện diện vật lý.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Tháng 10/2021, Diễn đàn hợp tác toàn cầu về BEPS (IF) đã ban hành tuyên bố về Khung giải pháp Hai trụ cột để giải quyết các thách thức phát sinh từ nền kinh tế kỹ thuật số, đến nay đã nhận được sự đồng thuận của 142/142 nước thành viên. Trong đó, Trụ cột 2 quy định về thuế suất tối thiểu toàn cầu gồm: 2 quy tắc nội luật kết hợp (là quy tắc thuế suất tối thiểu 15% và quy tắc đối với khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu) và 1 quy tắc đánh thuế của nước nguồn.

Đến nay, hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu; Thụy Sỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Hồng Kông (Trung Quốc), Úc… đã xác nhận sẽ áp dụng quy tắc thuế suất tối thiểu 15%, bắt đầu từ năm 2024.

Tuy nhiên, việc áp dụng Quy tắc này có thể làm giảm tính hấp dẫn, cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài của những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, do khi đó các biện pháp ưu đãi thuế sẽ không còn mang lại nhiều tác dụng. Từ đó đặt ra thách thức không nhỏ đối với việc duy trì tính cạnh tranh về môi trường đầu tư của Việt Nam.

Do thuế tối thiểu toàn cầu là vấn đề mới, quan trọng và có nhiều yếu tố kỹ thuật, Hội thảo là diễn đàn để các chuyên gia, các nhà khoa học và các nhà quản lý trao đổi, thảo luận nhằm nghiên cứu, đề xuất giải pháp phù hợp cho Việt Nam nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi khi thuế tối thiểu toàn cầu được thực thi cũng như duy trì sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Cả hiện có nước 36.5000 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) trong đó có hơn 1.000 doanh nghiệp lớn và hàng nghìn doanh nghiệp vệ tinh chịu tác động bởi thuế tối thiểu toàn cầu.

Theo tính toán của Tổng cục Thuế, nếu thực hiện thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu 15%, ngân sách nhà nước sẽ có thêm 12.000 - 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp FDI.

An Nhiên
Bạn đang đọc bài viết Ngày mai, Bộ Tài chính tổ chức hội thảo về thuế tối thiểu toàn cầu tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Ứng phó thuế tối thiểu toàn cầu
Nếu Việt Nam tham gia thực hiện áp thuế tối thiểu toàn cầu thì cần sớm sửa đổi ít nhất 3 đạo luật và sửa đổi các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
Bài 1: Thuế tối thiểu toàn cầu và ứng phó của Việt Nam
Thuế tối thiểu toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và đã được hơn 140 quốc gia đồng thuận. Trong đó, trụ cột 2 quy định về thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu cho phép nước đầu tư đánh thuế tối thiểu 15% đối với thu nhập được miễn, giảm thuế tại nước nhận đầu tư.