Người Việt sở hữu nhà cao thứ 3 thế giới

20/12/2023, 08:07

TCDN - Theo khảo sát của một tập đoàn bất động sản tại Mỹ, Việt Nam đứng thứ 3 trong 10 nước có tỷ lệ hộ gia đình sở hữu nhà cao nhất thế giới.

Tập đoàn bất động sản Garrett có trụ sở ở Kentucky, Mỹ vừa đưa ra danh sách các quốc gia có tỷ lệ hộ gia đình sở hữu nhà cao nhất thế giới. Theo danh sách này Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 trong top 10 quốc gia có tỷ lệ hộ gia đình sở hữu nhà cao nhất thế giới.

Rumani đứng đầu danh sách các quốc gia có tỷ lệ sở hữu nhà cao nhất thế giới với hơn 96% hộ gia đình sở hữu nhà riêng. Có được điều này là nhờ truyền thống thích sở hữu nhà của người dân Rumani, khả năng và cơ hội để mua nhà.

Tỷ lệ sở hữu nhà tại các nước trên thế giới. (Ảnh: Garrett).

Tỷ lệ sở hữu nhà tại các nước trên thế giới. (Ảnh: Garrett).

Năm 1990, 70% số khu chung cư ở Rumani thuộc sở hữu của nhà nước. Sau đó, chính phủ bán các bất động sản này, nhiều người Rumani đã mua nhà với giá ưu đãi. 

Tỷ lệ sở hữu nhà ở Trung Quốc vào hàng cao nhất thế giới với hơn 90%. Theo quan niệm ở nước này, dù sở hữu chung cư hay nhà riêng, sở hữu nhà cho thấy sự ổn định và giàu có.

Ở Việt Nam với hơn 90%, sở hữu nhà được coi là mục tiêu quan trọng đặc biệt với những người đến tuổi nghỉ hưu. Chính phủ hỗ trợ việc người dân sở hữu nhà thông qua các chương trình nhà ở với giá phải chăng. Tuy nhiên, giống như nhiều quốc gia khác, tốc độ tăng trưởng nhanh và giá cả tăng cao đã tạo ra thách thức về khả năng mua nhà. Mặc dù vậy, việc sở hữu nhà vẫn là mục tiêu quan trọng.

Ở Nga tỷ lệ sở hữu lên tới 87%, cũng như nhiều nước, sở hữu một căn nhà cho thấy sự ổn định và là khoản đầu tư vững chắc. Tuy nhiên, có báo cáo cho thấy sự khác biệt về chất lượng giữa nhà ở thành phố và nông thôn. Một trong những kiểu nhà phổ biến ở Nga là Khrushchyovka - chung cư xây thời Liên Xô. Một kiểu nhà phổ biến khác là nhà gỗ.

PV/Theo Garrett
Bạn đang đọc bài viết Người Việt sở hữu nhà cao thứ 3 thế giới tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan