Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11:

Nhiều doanh nhân Việt "cầm phấn" giỏi, kinh doanh hay

20/11/2020, 13:46

TCDN - Trước khi trở thành những người thành công trên thương thường, không ít doanh nhân Việt đã và đang là những nhà giáo tâm huyết.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình

Ông Trương Gia Bình sinh năm 1965, hiện là chủ tịch HĐQT đồng thời là 1 trong 13 nhà sáng lập của Công ty Cổ phần FPT.

Ông Trương Gia Bình- Chủ tịch FPT

Ông Trương Gia Bình- Chủ tịch FPT

Không chỉ là một doanh nhân thành đạt, ông Trương Gia Bình còn được biết đến là một nhà khoa học được đào tạo tại Liên Xô. Trước khi trở thành một doanh nhân nổi tiếng như bây giờ, ông Bình đã có một thời gian dài tham gia vào lĩnh vực giáo dục.

Ông Bình là học sinh trường cấp 3 trường Chu Văn An khóa 1970 đến 1973, tốt nghiệp chuyên ngành Toán học và Vật lý học tại Đại học Matx-cơ-va khóa 1974 đến 1979; Tiến sỹ Toán học và Vật lý học tại Đại học Matx-cơ-va năm 1982. Ông được công nhận chức danh phó giáo sư năm 1991.

Chủ tịch của FPT bén duyên với giáo dục vào năm 1995 khi là một trong những thành viên chủ chốt của nhóm sáng lập ra khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) của Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông Trương Gia Bình được nhận xét là người đã thúc đẩy và đưa HSB từ một ý tưởng trở thành một cơ sở giáo dục hoạt động bài bản.

Một bước tiến sâu hơn vào giáo dục của ông Trương Gia Bình là việc thành lập trường Đại học FPT vào năm 2006. Trên cương vị là chủ tịch HĐQT, ông Bình vẫn tham gia vào hoạt động giảng dạy và trực tiếp đứng lớp ở một số môn học. Một số môn học ông trực tiếp đứng lớp là môn Nghệ thuật lãnh đạo, Văn hóa doanh nghiệp...

Được biết, tiền thân của Đại học FPT là FPT Aptech – đơn vị đào tạo lập trình viên quốc tế được thành lập từ năm 1999. 

Nói về mong ước của mình đối với nền giáo dục trong tương lai, ông Bình cho hay: "Tôi cho rằng cần đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng toàn cầu hóa, hiện đại hóa và lấy học viên làm trung tâm".

Tổng giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc

Ông Bùi Quang Ngọc sinh năm 1956, cùng với ông Trương Gia Bình là một trong những người sáng lập của Công ty Cổ phần FPT. Ông Ngọc là cử nhân toán tại Đại học Tổng hợp Kishinhov – Moldova (năm 1979) và là tiến sĩ cơ sở dữ liệu tại Đại học Grenoble (Pháp, năm 1986).

Được biết, vị phó chủ tịch của FPT từng có thời gian dài giảng dạy ở trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Giai đoạn từ năm 1986-1995, ông đảm nhiệm vị trí phó chủ nhiệm khoa Tin học của trường. 

Ông Bùi Quang Ngọc từng có nhiều năm đứng lớp tại Đại học Bách Khoa Hà Nội

Ông Bùi Quang Ngọc từng có nhiều năm đứng lớp tại Đại học Bách Khoa Hà Nội

Cơ duyên với FPT của Tổng giám đốc Bùi Quang Ngọc bắt đầu từ một tối mùa hè năm 1988 khi Trương Gia Bình - người bạn học năm xưa thuyết phục ông tham gia nhóm sáng lập công ty FPT.

Trải qua chặng đường hơn 30 năm thăng trầm cùng FPT, nhiều bước phát triển quan trọng của tập đoàn đều in dấu chân của vị lãnh đạo này. Ông Ngọc chịu trách nhiệm quản trị rất nhiều dự án lớn của Tập đoàn như thống nhất công ty FPT trên toàn quốc (Bắc - Nam 2002); tiến hành cổ phần hóa FPT (2002); tái cấu trúc sở hữu 3 đơn vị thành viên FPT IS, FPT Software, FPT Trading (2011), và gần đây nhất là xây dựng Hệ thống quản trị bằng thẻ điểm cân bằng (BSC).

Từ năm 2002 đến nay, sau nhiều nhiệm kỳ, ông Ngọc vẫn tiếp tục được bầu làm phó chủ tịch HĐQT của FPT.

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc (CEO) BKAV- Nguyễn Tử Quảng

Từ khi còn là sinh viên khoa Công nghệ thông tin của trường Đại học Bách Khoa, ông Nguyễn Tử Quang đã chứng tỏ sự nổi trội và đam mê với công nghệ.

Chủ tịch BKAV Nguyễn Tử Quảng

Chủ tịch BKAV Nguyễn Tử Quảng

Năm 1995, ông Nguyễn Tử Quảng bắt đầu thực hiện các chương trình chống virus khi đang là sinh viên năm thứ ba và cung cấp miễn phí (đến năm 2005) cho cộng đồng mạng.

Năm 1997, sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại làm giảng viên bộ môn Kỹ thuật máy tính, Khoa CNTT, tiếp tục nghiên cứu Bkav và các chương trình khác. 

Trung tâm Phần mềm và Giải pháp an ninh mạng (BKIS) được ông Quảng cùng 9 thành viên khác thành lập sau đó ít năm (cuối năm 2001) dưới sự bảo trợ của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Trong đó ông Quảng đảm nhiệm chức vụ giám đốc trung tâm từ khi thành lập đến nay.

Cái tên Bkav là tên của phần mềm diệt virus được phát triển bởi BKIS và được bộ Khoa học công nghệ đầu tư trang thiết bị. 

Năm 2005, ông Quảng lập công ty riêng lấy tên Bkav để phát triển đội ngũ và theo đuổi đam mê an ninh mạng. Sau này Bkis cổ phần hóa với tỷ lệ 50-50 giữa đại học Bách khoa và Bkav. Tên thành lập của Bkav là Công ty TNHH An ninh mạng Bkav với 100% sở hữu thuộc về Nguyễn Tử Quảng.

Đến nay, Bkav có 6 công ty con hoạt động trong các lĩnh vực như Phần mềm, An ninh mạng, Chống mã độc, Nhà thông minh, Smartphone. Với việc tung sản phẩm smartphone Bphone đầu tiên vào năm 2015, cùng với phong cách ra mắt sản phẩm giống Apple, Bkav được ví như “Apple của Việt Nam”. 

Khi ra mắt Bphone năm 2015, Bkav cho biết đã chi khoảng 500 tỷ đồng cho nghiên cứu và phát triển smartphone.

Cựu tổng giám đốc Saigonbank- Trần Thị Việt Ánh

Bà Trần Thị Việt Ánh từng có thời gian giảng dạy ở Đai học Ngân hàng TP. HCM

Bà Trần Thị Việt Ánh từng có thời gian giảng dạy ở Đai học Ngân hàng TP. HCM

Bà Trần Thị Việt Ánh sinh năm 1952. Bà tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế vào năm 1981 và sau đó về giảng dạy tại khoa Kế toán ngân hàng – Đại học Ngân hàng TP. HCM. Giống như ông Bùi Quang Ngọc, trong sự nghiệp giảng dạy của mình, cựu nữ tướng của Saigonbank cũng đã lên đến vị trí phó chủ nhiệm khoa trước khi bước chân vào ngành ngân hàng.

Bà Ánh từng là chuyên viên Vụ Phát hành – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bà tham gia vào Saigonbank từ năm 1994 với cương vị phó tổng giám đốc. Đến năm 2004, bà nhận vị trí tổng giám đốc Saigonbank. Năm 2012, bà làm thành viên HĐQT của Saigonbank.

Kể từ giữa năm 2017, bà Trần Thị Việt Ánh thôi đảm nhiệm chức danh tổng giám đốc để nghỉ hưu sau hơn 20 năm gắn bó.

Nhà sáng lập thương hiệu- Bitas Đỗ Long

Ít ai biết được rằng vị doanh nhân thành đạt, nhà sáng lập ra thương hiệu giày Bitas – ông Đỗ Long lại từng có thời gian 5 năm làm thầy giáo.

Nhà sáng lập thương hiệu Bitas Đỗ Long

Nhà sáng lập thương hiệu Bitas Đỗ Long

Rời nghề giáo để tiến vào thương trường, Công ty Sản xuất Hàng tiêu dùng Bình Tân ra đời vào năm 1991 dưới sự sáng lập của doanh nhân Đỗ Long. Sau gần 3 thập kỷ, thương hiệu giày Bitas không chỉ để lại dấu ấn sâu đậm cho thế hệ học sinh 7x, 8x của Việt Nam mà còn được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngoài thương hiệu giày Bitas vợ chồng ông Long còn sáng lập nên thương hiệu thời trang Newtop (Công ty Nhật Tân).

Có rất nhiều doanh nhân trước khi bước ra thường trường,họ cũng tận tụy, tận tâm với viên phấn, giảng đường. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, hẳn họ cũng không khỏi bồi hồi nhớ về thời còn đứng trên bục giảng.

An Tú
Bạn đang đọc bài viết Nhiều doanh nhân Việt "cầm phấn" giỏi, kinh doanh hay tại chuyên mục DOANH NHÂN của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Doanh nhân Đỗ Quang Hiển được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất
Tối 24/10, trong khuôn khổ Lễ tôn vinh Doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2020 do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) TP Hà Nội tổ chức, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group.