Quốc hội cho ý kiến về quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội

17/08/2021, 21:12

TCDN - Sáng 17/8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tình hình thực hiện hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.

Sáng 17/8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tình hình thực hiện hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.

Sáng 17/8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tình hình thực hiện hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.

Với một số ý kiến về tình hình thực hiện hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020. 

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh về việc thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2020, Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH Việt Nam và một số cơ quan có liên quan đã rất chủ động, tích cực trong việc sửa đổi, ban hành 13 văn bản về chính sách, chế độ BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) để kịp thời đáp ứng công tác quản lý điều hành và tạo điều kiện thuận lợi hơn đối với các đối tượng thụ hưởng chế độ, tiếp cận chính sách BHXH, BHTN; Cơ bản các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã được ban hành và bảo đảm việc triển khai đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của các Luật. Tuy nhiên, một số chính sách, quy định đã được ban hành nhưng chưa đi vào cuộc sống. Nhiều vướng mắc, bất cập, hạn chế của Luật BHXH đã được chỉ ra nhưng chậm được nghiên cứu, sửa đổi.

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra: Hoạt động thanh tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính đã có nhiều tích cực song chưa thấy rõ kết quả; bên cạnh đó, Báo cáo của Chính phủ chưa có thông tin, báo cáo về việc chấp hành nội dung kết luận thanh tra, kiểm tra.

Về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN: Việc phát triển đối tượng tham gia BHXH năm 2020 đạt 95,71% chỉ tiêu đề ra của Nghị quyết số 28-NQ/TW là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, nếu không có giải pháp phù hợp sẽ khó đạt được mục tiêu đến năm 2021 có 35% và đến năm 2025 có 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH; Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc năm 2020 chỉ đạt 93,7% chỉ tiêu kế hoạch đề ra; chiếm tỷ lệ trên 31% lực lượng lao động trong độ tuổi và sẽ có nhiều khó khăn trong thực hiện chỉ tiêu năm 2021 mà Nghị quyết số 28-NQ/TW đề ra; Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện năm 2020 đã đạt tỷ lệ 2,31% lực lượng lao động trong độ tuổi, vượt xa kế hoạch đề ra và gần bằng kế hoạch đến năm 2025, tuy nhiên, mức đóng lại giảm nhanh;  Vẫn có tình trạng không chấp hành hoặc chấp hành chưa đầy đủ pháp luật về BHXH nhưng vẫn chưa có cơ chế, giải pháp hữu hiệu để giải quyết.

Về tình hình thu BHXH, BHTN: Số thu của BHXH bắt buộc năm 2020 tăng 5,54% nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng thu của năm 2019;  Mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc và BHTN tăng không đáng kể, tỷ lệ tăng có xu hướng giảm so với giai đoạn trước. Tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện có xu hướng giảm nhanh.  

Về tình hình nợ đọng: Số nợ đóng, chậm đóng dự báo có thể tiếp tục xu hướng gia tăng trong năm 2021 và những năm tiếp theo; Cần tính toán về hệ quả pháp lý đối với chính sách tạm dừng đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất khi triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ với các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng đóng bù sau khi hết thời hạn được tạm dừng đóng.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, việc tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc tuy nhiên chưa có giải pháp cụ thể, mang tính căn cơ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Ngoài ra, hoạt động thanh tra kiểm tra vẫn còn bất cập như vấn đề thực hiện kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra chưa hiệu quả, trong báo cáo cũng không thể hiện rõ nội dung này. Một số vấn đề bất cập khác cũng được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ như: Vấn đề bảo hiểm xã hội 1 lần, rút bảo hiểm xã hội 1 lần tăng cao; Vấn đề thủ cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin mặc dù đã được bố trí kinh phí nhưng hiệu quả còn thấp, việc tham gia giao dịch điện tử của cá nhân và một số đơn vị vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra.

Đồng tình với quan điểm trên, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội dễ tiếp cận. Đối với vấn đề đầu tư quỹ bảo hiễm xã hội, vẫn chủ yếu là mua trái phiếu Chính phủ, chứng chỉ, tiền gửi,… Tuy nhiên, đây là những hình thức đã được luật quy định. Vì vậy, Trưởng ban Công tác Nguyễn Thị Thanh đề nghị trong thời gian tới cơ quan chức năng cần chú trọng tham mưu nội dung về đầu tư quỹ để đảm bảo tính hiệu quả vì trên thực tế hiện nay, gần như lãi thực rất thấp, chỉ mang tính bảo tồn quỹ chứ chưa đạt mục tiêu phát triển quỹ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong thực hiện hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020;... Nhấn mạnh đây là quỹ ngoài ngân sách lớn nhất, có vai trò vô cùng quan trọng, chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan, bộ, ngành có liên quan cần nhận thức rõ trách nhiệm trong việc quản lý Quỹ, đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả của Quỹ bảo hiểm xã hội.

Ông Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc hội.

Ông Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần nắm rõ nguyên tắc của quỹ là đóng – hưởng; không dùng kết dư của các quỹ này vào các mục đích khác, không đúng bản chất; Làm rõ và cụ thể thông tin, số liệu chi tiết trong báo cáo; …Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị phải tăng cường hơn nữa kỷ luật kỷ cương trong quản lý Quỹ; về thu chi bảo hiểm xã hội phải đảm bảo thu đúng thu đủ, chi đúng chi đủ cho đối tượng thụ hưởng tránh tình trạng thất thoát quỹ. Đồng thời, cần khẩn trương tiến hành tổng kết việc thi hành Luật bảo hiểm xã hội; đề xuất sửa đổi luật để sớm khắc phục những tồn tại, vướng mắc hiện nay.  

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, qua thảo luận, ý kiến các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Xã hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí và ghi nhận sự nỗ lực của Chính phủ trong đó có cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện bảo hiểm xã hiểm đã có sự phối hợp triển khai thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2020, đặc biệt là những cố gắng trong việc duy trì và phát triển đối tượng tham gia, phục vụ đối tượng thụ hưởng và các chế độ bảo hiểm xã hội trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thấy rằng, vẫn còn tồn tại, hạn chế cần có giải pháp khắc phục như: Quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện, tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung, thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra; phát triển đối tượng bảo hiểm xã hội nhất là đối tượng bắt buộc; Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần;  Vấn đề nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội và thu hồi; Việc triển khai thu chi và cân đối Quỹ nhất là đối với vấn đề cân đối bảo toàn Quỹ Bảo hiểm xã hội cần bổ sung số liệu cho cụ thể, chính xác.

Để khắc phục những tồn tại hiện nay, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan liên quan khẩn trương, rà soát tiếp thu những nội dung được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đã phát biểu, cơ quan chủ trì thẩm tra nêu để hoàn thiện báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020 và báo cáo Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 2 (vào tháng 10/2021). Nội dung báo cáo phải đầy đủ theo yêu cầu của đề cương báo cáo do Ủy ban Xã hội yêu cầu, các thông tin, dữ liệu phải có tính chất nhất quán, giải thích rõ, có phân tích đánh giá với các chỉ tiêu cụ thể để đảm bảo thống nhất giữa các cơ quan và khách quan, chính xác. Đồng thời cần thiết thì bổ sung các phụ lục để làm rõ thông tin số liệu chi tiết và tiếp thu đầy đủ ý kiến đã tham gia đánh giá, phát biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị cần lưu ý hơn đối với một số nội dung như: Công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cần có sự nỗ lực rất lớn để đạt được mục tiêu theo Nghị quyết 28-NQ/TW của Trung ương trong đó quan tâm việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Về tình hình nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội phải nghiên cứu rà soát có đánh giá đầy đủ, làm rõ nguyên nhân nợ, xác định được đối tượng cả người sử dụng lao động và người lao động có liên quan nhất là đối với các nhóm đối tượng có sử dụng ngân sách nhà nước để có đề xuất giải pháp phù hợp giúp bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động; Về việc thanh tra, kiểm tra cần phải đẩy mạnh và đổi mới phương thức hơn nữa không ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; ….

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, tránh chi sai, thất thoát quỹ; tăng cường kỷ luật kỷ cương trong quản lý quỹ; Về thu chi bảo hiểm xã hội phải đảm bảo thu đúng thu đủ, chi đúng chi đủ cho đối tượng thụ hưởng tránh tình trạng thất thoát quỹ; Đề xuất các giải pháp để các quỹ ngắn hạn thực hiện theo đúng bản chất, giảm tình trạng kết dư quỹ ngắn hạn lớn như hiện nay; Khẩn trương tiến hành tổng kết việc thi hành luật bảo hiểm xã hội trong đó có sự kết nối thông tin chặt chẽ với quá trình quản lý quỹ bảo hiểm xã hội để sớm trình đề xuất đưa vào chương trình xây dựng pháp luật

Đối với cơ quan thẩm tra, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Ủy ban Xã hội tiếp tục chủ trì thẩm tra để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiếp tục tham gia ý kiến thẩm tra từ các góc độ phụ trách, đảm bảo tính toàn diện.

Pv
Bạn đang đọc bài viết Quốc hội cho ý kiến về quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Quốc hội: Kiên quyết loại bỏ những dự án đầu tư kém hiệu quả
Quốc hội yêu cầu tập trung rà soát, kiên quyết loại bỏ những dự án kém hiệu quả, dự án chưa thật sự cần thiết, cấp bách, ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách, tạo động lực cho phát triển nhanh và bền vững; thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư công…