Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chưa nghiêm, sử dụng sai mục đích, lãng phí

30/05/2022, 10:25

TCDN - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chưa nghiêm, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả vẫn còn xảy ra. Tình trạng sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt chưa được phát hiện, xử lý kịp thời.

Ngày 30/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, sau khi nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.

Báo cáo nêu rõ, tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 rất chậm so với yêu cầu của Quốc hội và thực tiễn, đến nay còn 104/111 quy hoạch chưa hoàn thành lập, phê duyệt, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 – 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021 – 2025. Do tiến độ lập quy hoạch theo Luật Quy hoạch chậm nên phải tiếp tục kéo dài thời hạn và điều chỉnh Quy hoạch hiện hành thời kỳ 2011 - 2020, vì vậy đang tồn tại song song, đồng thời áp dụng hai loại quy hoạch.

Việc lập đồng thời nhiều quy hoạch cùng một thời điểm trong khi số lượng, chất lượng tổ chức tư vấn hạn chế, việc đấu thầu lựa chọn tư vấn theo quy định của Luật Đấu thầu gặp nhiều khó khăn; số lượng cán bộ, chuyên gia có trình độ chuyên môn về quy hoạch để tham gia hội đồng thẩm định còn thiếu; chưa có đầy đủ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lập quy hoạch; hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chưa cao... nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ, chất lượng lập, phê duyệt các quy hoạch.

Một số quy hoạch mới được phê duyệt nhưng đã bộc lộ bất cập như: Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long chưa thể hiện rõ mối quan hệ với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng miền Đông Nam bộ; 4 quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực giao thông vận tải chưa thể hiện được tính đồng bộ, kết nối của 05 phương thức vận tải và các dự án quan trọng quốc gia trong 4 quy hoạch này chưa phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn 5 năm để gắn kết với các kế hoạch trung hạn, bảo đảm tính khả thi trong triển khai thực hiện.

Đáng chú ý, theo ông Vũ Hồng Thanh, việc tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong tỉnh; việc chấp hành quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chưa nghiêm, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả vẫn còn xảy ra. Việc tổ chức kiểm tra, giám sát quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt ở các cấp chưa thường xuyên. Tình trạng sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt chưa được phát hiện, xử lý kịp thời.

Tình trạng sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt chưa được phát hiện, xử lý kịp thời.

Tình trạng sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt chưa được phát hiện, xử lý kịp thời.

Nội dung của quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thiếu thống nhất, tiêu chí phân loại đất khác nhau dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Chất lượng các quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chưa cao, thiếu đồng bộ, dự báo về nhu cầu sử dụng đất chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế - xã hội và nhu cầu thị trường dẫn đến tình trạng thừa - thiếu cục bộ, mất cân đối cung - cầu sử dụng đất, nhiều địa phương có cơ hội thu hút đầu tư nhưng thiếu quỹ đất để phát triển như Bắc Giang; Bạc Liêu; Bắc Ninh; Bình Phước; Cần Thơ; Cao Bằng; Đắk Nông; Hà Giang; Hải Phòng; Lai Châu; Long An; Nam Định; Quảng Ninh; Thái Bình; Thừa Thiên Huế; Vĩnh Phúc.

Việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch tại một số địa phương, không được nghiên cứu đồng bộ trong quy hoạch phân khu, dẫn tới quá tải về hạ tầng kỹ thuật đô thị đã được phê duyệt.

Lý giải về nguyên nhân trên, Báo cáo đoàn giám sát Quốc hội cho rằng do công tác quy hoạch đô thị liên quan đến nhiều chủ thể và biến động thường xuyên, liên tục; tốc độ đô thị hóa và đầu tư, xây dựng các dự án nhà ở, khu đô thị mới ở các đô thị lớn phát triển nhanh dẫn tới các quy định pháp luật về công tác quy hoạch, quản lý phát triển đô thị chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của xã hội. Việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật còn lúng túng…

Trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện còn tồn tại hạn chế như các cấp, các ngành chưa nhận thức đầy đủ vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện trong quản lý đất đai. Thiếu các giải pháp có tính khả thi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.

Công tác phổ biến, tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý phát triển đô thị của các cơ quan trung ương và địa phương chưa thường xuyên và chưa đầy đủ cho mọi đối tượng.

Việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện còn hạn chế; thông tin, cơ sở dữ liệu về phát triển đô thị còn thiếu, chưa hệ thống hóa và chưa được đánh giá kịp thời để điều chỉnh các quy định pháp luật, bảo đảm công tác quản lý phát triển theo quy hoạch được duyệt khả thi và hiệu quả.

Đoàn giám sát của Quốc hội cũng cho rằng, quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch một số cơ quan, tổ chức chưa làm tròn trách nhiệm được giao, nhất là trong giai đoạn đầu như:  Chậm ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn công tác lập quy hoạch hoặc ban hành văn bản không đúng thẩm quyền, hình thức theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hay văn bản có quy định không phù hợp gây khó khăn, làm chậm tiến độ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

Việc tham mưu xử lý các vướng mắc liên quan đến kinh phí cho hoạt động quy hoạch, đấu thầu lựa chọn tư vấn lập quy hoạch và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Quy hoạch chưa hiệu quả.

Một số Bộ, cơ quan, đơn vị chưa chủ động rà soát, nghiên cứu và phối hợp chưa chặt chẽ trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy hoạch, nhất là chậm rà soát, nghiên cứu sửa đổi kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn không còn phù hợp với thực tiễn.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với vai trò là Cơ quan tổ chức lập quy hoạch nhưng chưa đôn đốc quyết liệt công tác lập quy hoạch tỉnh, không đạt được tiến độ đã đề ra.

Nam Yên
Bạn đang đọc bài viết Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chưa nghiêm, sử dụng sai mục đích, lãng phí tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Tối đa 30% người dân biết kế hoạch sử dụng đất ở địa phương
Tỉ lệ tiếp cận thông tin đất đai của người dân còn rất hạn chế ở tất cả các tỉnh, thành phố. Tỉ lệ người dân được biết đến kế hoạch sử dụng đất năm 2021 ở địa phương dao động từ 5 - 30%, theo báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI 2021).
Khoản tiền đặt trước tối thiểu là 5% trong đấu giá quyền sử dụng đất là 'quá thấp'
Nhiều chuyên gia cho rằng về quy định khoản tiền đặt trước đấu giá quyền sử dụng đất từ “tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá” theo quy định của Luật Đấu giá tài sản là quá thấp. Quy định này, Luật Đất đai cần sửa đổi về phương pháp định giá đất.