Sàn giao dịch nợ xấu sẽ ra đời vào quý III

23/06/2021, 14:48

TCDN - Ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã đồng ý xây dựng sàn giao dịch nợ xấu, khoảng đầu quý III năm 2021 sẽ ra đời.

Trao đổi tại Tọa đàm “Nợ xấu trong đại dịch Covid-19 - Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp” ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho hay, Nghị quyết số 42/2017/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 21/06/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2017, trên 3 năm đi vào thực tiễn, đã tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả giúp các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.

Tới nay, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 530 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 30/4/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được gần 350 (66% số nợ) nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42, đạt trung bình khoảng 8 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2 lần so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng (54%), ngoại bản (21%) bán cho VAMC (25)%. Trong đó, khách hàng tự nguyện trả nợ 150 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi thời điểm trước Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), cho biết, sàn giao dịch nợ xấu sẽ ra đời vào quý III năm 2021.

Ông Đoàn Văn Thắng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), cho biết, sàn giao dịch nợ xấu sẽ ra đời vào quý III năm 2021.

Ông Đoàn Văn Thắng cho hay, ngay sau khi có Nghị quyết 42, Chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ tối đa cho hoạt động xử lý, thu hồi nợ của VAMC. Cho đến thời điểm hiện nay, có 21 tổ chức tín dụng đã tất toán dư nợ cho VAMC.

Theo ông Thắng, Nghị quyết 42 ra đời, cùng với việc quy định về đấu giá tài sản, từ 2018 đến nay, VAMC đã bán đấu giá thành công gần 3.000 tỷ các khoản nợ và tài sản bảo đảm.

"Hiện tại, chúng tôi được Ngân hàng Nhà nước đồng ý xây dựng sàn giao dịch nợ xấu, khoảng đầu quý III năm 2021 sẽ ra đời. Ngoài ra, được phép Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, thành lập câu lạc bộ VAMC với 23 thành viên, tạo diễn đàn để các AMC lên tiếng, hướng tới các đơn vị tham gia thị trường mua bán nợ”, ông Thắng khẳng định.

Tổng giám đốc VAMC kiến nghị nên tiếp tục nâng tầm Nghị quyết 42 sau khi kết thúc thí điểm. Sớm hình thành hệ thống thị trường mua bán nợ, phải có khuôn khổ pháp luật cho thị trường ấy, các công cụ cũng phải được hoàn thiện. Hiện nay, có thể mua bán nợ theo hình thức cạnh tranh hoặc đấu giá, còn rất sơ khai.

T. Phương
Bạn đang đọc bài viết Sàn giao dịch nợ xấu sẽ ra đời vào quý III tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Nhiều ngân hàng nợ xấu tăng nhanh, tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép
Tổng nợ xấu nhiều ngân hàng tăng mạnh, đáng chú ý là Á Châu (ACB) tổng nợ xấu tăng tới 71%; Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) tổng nợ xấu tăng đến 61%; Tiên Phong (TPBank) nợ xấu cũng tăng 60%. Trong khi đó, 7 ngân hàng có tăng trưởng tín dụng lại vượt mức cho phép như: PVComBank, SCB, BaoViet Bank...
Agribank: Nợ xấu tăng 30%, “ôm” 89% bất động sản thế chấp
Theo BCTC, năm 2020, tổng tài sản Agribank ở mức gần 1,57 triệu tỷ đồng, nợ xấu tăng 20,6%, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm 76% nợ xấu, tăng 30%. Tại BCKT 2020, tài sản thế chấp, cầm cố tại Agribank có giá trị vượt 2 triệu tỷ đồng, riêng tài sản đảm bảo là bất động sản chiếm tới 89%.