Nhiều ngân hàng nợ xấu tăng nhanh, tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép

28/10/2020, 19:44
báo nói -

TCDN - Tổng nợ xấu nhiều ngân hàng tăng mạnh, đáng chú ý là Á Châu (ACB) tổng nợ xấu tăng tới 71%; Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) tổng nợ xấu tăng đến 61%; Tiên Phong (TPBank) nợ xấu cũng tăng 60%. Trong khi đó, 7 ngân hàng có tăng trưởng tín dụng lại vượt mức cho phép như: PVComBank, SCB, BaoViet Bank...

Nhiều ngân hàng nợ xấu tăng do ảnh hưởng Covid-19.

Nhiều ngân hàng nợ xấu tăng do ảnh hưởng Covid-19.

ACB,Vietbank, TPBank tổng nợ xấu tăng trên 60%

Theo báo cáo tài chính mới công bố, không chỉ có những ngân hàng nhỏ, nhiều ngân hàng lớn tình trạng nợ xấu có chiều hướng tăng mạnh.

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), tính đến ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu của Vietcombank tăng mạnh 36% so với đầu năm, lên gần 7.885 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn gấp 4.3 lần (2.923 tỷ đồng), nợ nghi ngờ gấp 2,7 lần (1.599 tỷ đồng). Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ 0,79% đầu năm lên 1,01%.

Cùng với Vietcombank còn hàng loạt ngân hàng lớn như Sacombank, VP Bank, ACB cũng tăng mức nợ xấu.

Trong đó, đáng chú ý là Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tổng nợ xấu tăng tới 71% so với đầu năm, ghi nhận gần 2,480 tỷ đồng, nếu không tính gần 2.177 tỷ đồng dư nợ của ACBS. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn gấp 3,5 lần, nợ nghi ngờ tăng 75%, nợ có khả năng mất vốn tăng 22%. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của ACB từ mức 0,54% đầu năm lên 0,84%.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) nợ xấu tăng 19% so với đầu năm, lên mức hơn 6.837 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn gấp 2 lần, nợ nghi ngờ tăng 72%. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng lên mức 2,14% so với mức 1,94% hồi đầu năm.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Về chất lượng nợ vay, tính đến ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu hợp nhất của VPBank tăng 15% so với đầu năm, ghi nhận hơn 10.147 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 15%, nợ nghi ngờ tăng 36%. Kết quả, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của VPBank tăng từ mức 3,42% đầu năm lên 3,65%.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBank) nợ xấu tính đến 30/9/2020 tăng 24% so với đầu năm, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn tăng 93%, nợ có khả năng mất vốn tăng 8%. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 2,31% đầu năm lên 2,77%.

Một số ngân hàng TMCP vừa và nhỏ cũng tăng mạnh nợ xấu. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank), tổng nợ xấu tăng đến 61% so với đầu năm, lên mức gần 868 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 54%, nợ nghi ngờ tăng 65% và nợ có khả năng mất vốn tăng 62%. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tăng từ mức 1.32% của đầu năm lên 2.03%.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) nợ xấu cũng tăng đến 60% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 76%, nợ nghi ngờ tăng 82%, trong khi nợ có khả năng mất vốn tăng 27%. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của TPBank tăng từ mức 1,29% đầu năm lên 1,79%.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostbank), nợ xấu cũng tăng mạnh 29% so với đầu năm, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn tăng 42%, nợ nghi ngờ tăng 27%, nợ có khả năng mất vốn tăng 26%. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1.44% đầu năm lên 1.64%.

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) tăng 31% nợ xấu so với đầu năm, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn (gấp 2,4 lần) và nợ nghi ngờ (gấp 2,1 lần) tăng mạnh nhất. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của MSB tăng từ mức 2,04% hồi đầu năm lên mức 2,32%.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt nam (VIB), Về chất lượng nợ vay, tại ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu tính trên cho vay khách hàng của VIB tăng 26% so với đầu năm, ghi nhận trên 3,185 tỷ đồng, đó nợ dưới tiêu chuẩn tăng 61%, nợ nghi ngờ gấp 2 lần đầu năm. Kéo theo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ mức 1.96% hồi đầu năm lên 2.14%. Tỷ lệ nợ xấu theo tình trạng nợ của khách hàng là 1.76%.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, chất lượng tín dụng toàn ngành có xu hướng suy giảm, nợ xấu đang gia tăng nhanh trong 5 tháng đầu năm 2020, trích lập dự phòng tăng, có thể tác động mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong năm 2020.

Ước tính của Ngân hàng Nhà nước dựa trên các kịch bản tăng trưởng GDP năm 2020 khoảng 4%, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ước tính đến cuối năm 2020 ở mức 2,41% (tăng 0,78 điểm % so với cuối năm 2019).

PVComBank, SCB, BaoViet Bank vượt mức tín dụng trên 3.000 tỷ đồng 

PVComBank là ngân hàng có tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép hơn 13 nghìn tỷ đồng.

PVComBank là ngân hàng có tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép hơn 13 nghìn tỷ đồng.

Báo cáo của kiểm toán Nhà nước về công tác Kiểm toán Nhà nước công tác năm 2020 gửi tới kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV nêu rõ, có 7 ngân hàng tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước trong đó có 3 ngân hàng vượt mức trên 3.000 tỷ đồng.

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Đại chúng (PVComBank) 13.656 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) 8.654 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoViet Bank ) 3.153 tỷ đồng, Ngân hàng Shinhan Bank (HQ) 132 tỷ đồng, Ngân hàng Mizuho Hồ Chí Minh 192 tỷ đồng, Ngân hàng Busan - CN HCM 83 tỷ đồng, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga 69 tỷ đồng.

Như vậy, có 3 ngân hàng là PVComBank, SCB và BaoViet Bank vượt mức tín dụng trên 3.000 tỷ đồng. Trong đó PVComBank đứng đầu tới hơn 13.600 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính riêng 2019, tổng nợ xấu của PVComBank tại thời điểm cuối năm 2019 khoảng 918 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,17% so với 2,48% cuối năm 2018. Nhưng nếu tính cả nợ xấu của VAMC đã mua chưa xử lý được thì con số này vào khoảng 6.016 tỷ đồng (tăng 4% so với cuối năm 2018), tương ứng tỷ lệ nợ xấu ở mức 7,68% so với 7,87% vào cuối năm 2018.

Cũng giống như nhiều ngân hàng khác, PVComBank ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng khả quan trong năm 2019. Cụ thể, số dư cho vay khách hàng cuối năm 2019 đạt 78.289 tỷ đồng, tăng 12,76% so với thời điểm đầu năm.

Năm 2020, chỉ tiêu doanh thu hợp nhất PVComBank là 9.991 tỷ đồng, lợi nhuận 74,9 tỷ đồng. So với kế hoạch 2019, lợi nhuận 2020 dự kiến giảm ¼ và bằng hơn 1/3 so với thực hiện 2019.

Xếp thứ hai ở vị trí vượt mức tăng trưởng tín dụng là SCB với con số 8.654 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính, tính đến 31/12/2019, tổng tài sản của SCB đạt 567.913 tỷ đồng, tăng trưởng 58.959 ỷ đồng, tỷ lệ tăng 11,6% so với cuối năm 2018, tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu về tổng tài sản trong nhóm ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh. Năm 2019, SCB đạt lợi nhuận trước thuế là 220,3 tỷ đồng. Trong đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.420 tỷ đồng, tăng 33,5% so với 2018.

SCB dự kiến trong năm 2020 sẽ đạt thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ 1.800 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2019. SCB sẽ tăng 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ, nâng mức vốn điều lệ sau khi tăng thêm là 20.232 tỷ đồng.

Ngân hàng BaoViet Bank đứng ở vị trí số 3 vượt mức tăng trưởng tín dụng với hơn 3.100 tỷ đồng. Theo báo cáo mới công bố, BaoViet Bank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 104 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 85 tỉ đồng, tăng 6,3% so với năm trước.

Trong đó, thu nhập thuần và lãi thuần từ hoạt động dịch vụ kinh doanh ghi nhận kết quả tích cực khi tăng trưởng lần lượt 13,6% và 93,3% lên 718 tỉ đồng, 116 tỉ đồng. Lãi từ hoạt động khác cũng tăng gấp gần 3 lần, lên gần 22 tỉ đồng.

Chi phí dự phòng của ngân hàng tăng từ 341 tỉ đồng lên 369 tỉ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2019, cho vay khách hàng của BaoVietBank tăng trưởng âm khi giảm 3,8%, về mức 24.758 tỷ đồng. Nợ xấu của BaoVietBank vẫn tăng 26% lên mức 1.291,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu cùng tăng từ 3,97% của đầu kỳ lên tới 5,21%.

Từ năm 1994, Ngân hàng Nhà nước  áp hạn mức tăng trưởng tín dụng cho 4 ngân hàng thương mại quốc doanh. Sau đó, việc áp dụng hạn mức tín dụng được mở rộng sang NHTM cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn nhằm hạn chế tốc độ cho vay, để kiểm soát lạm phát.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đặt mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với nhu cầu tín dụng nhằm tạo room cấp thêm tín dụng tùy tình hình biến động của kinh tế vĩ mô, hỗ trợ nền kinh tế.

Việc được giao một hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn sẽ giúp hướng tín dụng vào những lĩnh vực an toàn hơn, tránh nguy cơ các ngân hàng đẩy cho vay vào các phân khúc rủi ro cao và giảm mức độ cạnh tranh về huy động tiền gửi, nhờ đó giảm lãi suất huy động và tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Huyền Châu
Bạn đang đọc bài viết Nhiều ngân hàng nợ xấu tăng nhanh, tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Đã xử lý 361.000 tỷ nợ xấu trong hơn 2 năm
Tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/5/2020 đạt trung bình khoảng 7,15 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 3,63 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng trung bình tháng từ năm 2012 – 2017 của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Khó thu hồi nợ và tài sản bảo đảm xử lý nợ xấu
Hiện nay, việc xử lý, thu hồi nợ và tài sản bảo đảm của một số tổ chức tín dụng còn khó khăn trong trường hợp tài sản bảo đảm cho các khoản nợ bị kê biên, liên quan đến các vụ án, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh.
Các tổ chức tín dụng kỳ vọng dư nợ tín dụng tăng 11,4% trong 2020
Theo kết quả của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý IV năm 2020, mặt bằng lãi suất huy động, cho vay được kỳ vọng giảm trong Quý IV/2020 và cả năm 2020. Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các TCTD kỳ vọng tăng 4,7% trong Quý IV/2020 và tăng 11,4% trong năm 2020.