Thu ngân sách 212 tỷ đồng từ đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại

15/02/2025, 10:37
báo nói -

TCDN - Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, tháng cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ vừa qua, lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 8.560 vụ vi phạm, thu ngân sách 212 tỷ đồng.

Ngày 14/2, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết dịp trước, trong và sau Tết Ất Tỵ 2025, lực lượng quản lý thị trường đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương, tăng cường kiểm tra, giám sát siêu thị, chợ đầu mối, xử lý kịp thời trường hợp vi phạm.

Tập trung kiểm tra tình hình cung - cầu, giá cả hàng hóa, tiêu dùng thiết yếu, như: Xăng, dầu, gạo, đường, dầu ăn, thịt lợn, thịt gà, trứng gà…

Lực lượng quản lý thị trường xử lý 8.560 vụ việc trong tháng cao điểm Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: QLTT)

Lực lượng quản lý thị trường xử lý 8.560 vụ việc trong tháng cao điểm Tết Ất Tỵ 2025. (Ảnh: QLTT)

Từ ngày 1/11/2024 đến 10/2/2025, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 9.902 trường hợp, phát hiện, xử lý 8.560 vụ vi phạm.

Lực lượng quản lý thị trường chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 59 vụ có dấu hiệu hình sự; tổng số tiền xử lý 212 tỷ đồng, thu nộp ngân sách nhà nước 125 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu 55 tỷ đồng; trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy 32 tỷ đồng.

Riêng lĩnh vực an toàn thực phẩm, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 1.890 trường hợp, xử lý 1.606 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 13,5 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 14,3 tỷ đồng.

Điển hình là vụ Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội kiểm tra cơ sở kinh doanh tại huyện Mê Linh và huyện Thanh Trì, phát hiện, thu giữ gần 10 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc; hơn 13 tấn thực phẩm có dấu hiệu nhập lậu, không có hóa đơn, chứng từ, trị giá hàng hóa hơn 1,8 tỷ đồng...

PV
Bạn đang đọc bài viết Thu ngân sách 212 tỷ đồng từ đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Bộ Công Thương xóa bỏ Tổng cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc bộ đối với Tổng cục Quản lý thị trường và nghiên cứu đề xuất sắp xếp Tổng cục Quản lý thị trường theo mô hình mới; sắp xếp mô hình tổ chức các đơn vị của bộ theo hướng tinh gọn bộ máy bên trong để hoạt động hiệu lực, hiệu quả.