Thủ tướng gợi ý đổi tên Bộ Thông tin và Truyền thông

28/12/2019, 20:56

TCDN - Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam có thể là biểu tượng tiếp theo về sự trỗi dậy của một quốc gia châu Á. Chính phủ coi kinh tế số là động lực quan trọng để đưa Việt Nam tiến nhanh, đi tắt trong phát triển.

Sáng 28/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT).

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan các sản phẩm trưng bày bên lề hội nghị. Ảnh Mic.gov

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham quan các sản phẩm trưng bày bên lề hội nghị. Ảnh Mic.gov

Với mục tiêu “Nâng cao thứ hạng Việt Nam” và phương châm hành động là “Làm gương, Kỷ cương, Trọng tâm, Bứt phá”, ngay từ những ngày đầu năm 2019, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành TT&TT nói chung và Bộ TT&TT nói riêng đã khẩn trương, quyết liệt, đổi mới cách nghĩ, cách làm. 

Nhờ vậy, ngành TT&TT đã hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, đóng góp tích cực vào các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của đất nước. Các chỉ số tăng trưởng của các lĩnh vực thuộc Ngành đều được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, từ đó góp phần xây dựng nước Việt Nam hùng cường.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay năm 2020 sẽ là năm chuyển đổi số quốc gia, là năm khởi động mạnh mẽ để tiến tới một Việt Nam số. Đây sẽ là một sự chuyển đổi sâu sắc và toàn diện, mà đầu tiên là sự chuyển đổi về phương thức, quy trình vận hành, về cách làm việc trong mọi lĩnh vực.

Bày tỏ sự cảm ơn của toàn ngành TT&TT đối với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, người đã định hướng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết ngày 15/1/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị triển khai kế hoạch năm 2020 của Bộ TT&TT đã xác định lại đúng vị trí, vai trò, sứ mệnh của ngành TT&TT, đã giao rất nhiều việc cho bộ.

“Sau một năm nhìn lại, vẫn những con người ấy nhưng chúng ta đã thay đổi nhận thức, thay đổi cách làm, lấy lại sự tự tin, lấy tinh thần phụng sự ngành, phụng sự đất nước để hành động. Và chúng ta tự hào vì đã nhìn thấy những kết quả khích lệ ban đầu ở hầu hết các lĩnh vực của bộ, không chỉ ở trung ương mà còn ở các địa phương, ở các doanh nghiệp, các hiệp hội” - bộ trưởng nhận định.

Người đứng đầu ngành TT&TT cũng cho hay tại Diễn đàn “Make in Vietnam” vào tháng 5/2019, Thủ tướng Nuyễn Xuân Phúc đã chính thức truyền đi thông điệp về phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, về chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang làm sản phẩm Việt Nam: Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Tại lễ kỷ niệm 25 năm của một số công ty phần mềm như Misa, như FIS... “Make in Vietnam” đã được các doanh nghiệp cam kết thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, coi sản phẩm Việt Nam như một sứ mệnh của doanh nghiệp công nghệ.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp công nghệ nói chung và doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam nói riêng là định hướng quan trọng để xây dựng Việt Nam thành nước công nghệ phát triển. Từ đó, người đứng đầu chính phủ gợi ý Bộ TT&TT nghiên cứu về tên gọi mới là Bộ Truyền thông và Kinh tế số với hàm ý này.

Trí Thiện
Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng gợi ý đổi tên Bộ Thông tin và Truyền thông tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Thủ tướng mong kỳ tích thể thao lan tỏa sang kinh tế, xã hội
“Khát vọng Việt Nam như vậy không chỉ trong thể thao mà tôi nghĩ phải lan tỏa ra trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời gian tới. Đây là một cú hích quan trọng của thể thao Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước”, Thủ tướng phát biểu.