Tp.HCM: Khách hàng cần cẩn trọng trước làn sóng "bán lúa non" dự án

11/06/2020, 08:15

TCDN - Nhiều dự án như Dragon Riverside City, Picity High Park, West Gate, Smartel The Signial, Phúc Yên Prosper Phố Đông… chưa đủ pháp lý, tuy nhiên chủ đầu tư bán lúa non, đẩy nguy cơ rủi ro về phía khách hàng.

Dự án Dragon Riverside City do Công ty CP Bất động sản Sài Gòn Vina (Công ty Sài Gòn Vina) làm chủ đầu tư. Dự án được giới thiệu mang tầm vóc của “một thành phố 5 sao trong lòng thành phố”. Với diện tích hơn 3,1ha, dự án gồm có Tháp cao ốc thương mại dịch vụ Dragon Tower 53 tầng, khu căn hộ cao cấp Dragon Residence 40 tầng và khu thương mại Dragon Mall. Hiện tại dự án này vẫn vẫn “trùm mềm” không biết khi nào khởi động lại vì xây dựng không phép.

Hay như dự án chung cư Picity High Park tại quận 12 Tp.HCM, dự án do Công ty TNHH MTV Đầu Tư Phát Triển Gia Cư làm chủ đầu tư, dự án có tổng diện tích toàn khu 8,6 ha, bao gồm 6 block với khoảng 2.577 căn hộ. Mật độ xây dựng của PiCity chỉ chiếm 23%.

Dự án Picity High Park: Nhận tiền giữ chỗ khi vẫn chưa thi công?

Dự án Picity High Park: Nhận tiền giữ chỗ khi vẫn chưa thi công?

Dự án Picity High Park được chào bán lại từ đầu năm 2020, thế nhưng tới nay dự án này chỉ thực sự sôi động trên các kênh truyền thông, hợp đồng vẫn chỉ là đặt cọc giữ chỗ. Theo tìm hiểu từ phía UBND quận 12 thì dự án vẫn chưa hoàn thiện pháp lý và dự án vẫn chỉ là một bãi đất trống.

Dự án Phúc Yến Prosper Phú Đông chưa xây dựng đã rầm rộ 'huy động vốn trái phép'

Dự án Phúc Yến Prosper Phú Đông chưa xây dựng đã rầm rộ 'huy động vốn trái phép'

Điều 57 Nghị định 139/2017 quy định mức phạt vi phạm như sau: Phạt tiền 270 - 300 triệu đồng đối với chủ đầu tư dự án kinh doanh BĐS huy động hoặc chiếm dụng vốn trái phép, sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua BĐS hình thành trong tương lai không đúng mục đích cam kết; chuyển nhượng khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành việc xây dựng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, chưa bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực…

CTCP Đầu tư và Phát triển BĐS Khải Hưng Group rầm rộ chào bán khách hàng dự án mang tên Phúc Yên Prosper Phố Đông tại số 601, đường Tô Ngọc Vân (quận Thủ Đức, Tp.HCM), dự án do Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phúc Yên làm chủ đầu tư. Theo quảng cáo của Công ty môi giới Khải Hưng Group thì dự án nằm trên tổng diện tích đất 5.951,40 m2; mật độ xây dựng 40%, gồm 2 block cao 25 tầng (1 tầng hầm) và 1 tòa trung tâm thương mại cao 4 tầng.

Dự án với tổng số 560 căn hộ được thiết kế từ 2 phòng ngủ với diện tích dao động từ 48,84 m2 – 59,53 m2; 96 căn officetel có diện tích dao động từ 29 m2 – 35 m2 và 18 căn shophouse ở tầng khối đế có diện tích dao động từ 53 m2 – 123 m2. Giá bán dự án này đang được chào là 35 triệu/m2.

Thế nhưng, thực tế được phóng viên ghi nhận thì toàn bộ dự án chỉ là bãi đất trống, doanh nghiệp quây tôn để đó. Theo ông Trần Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND quận Thủ Đức, tại địa chỉ số 601 đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức không có dự án phát triển nhà ở. Đồng thời, trên địa bàn quận Thủ Đức không có dự án nào mang tên Phúc Yên Prosper hoặc Prosper Phố Đông.

Dự án West Gate (thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh) do Tập đoàn Bất động sản An Gia phát triển được rao bán rầm rộ với giá khoảng 1,8 tỷ đồng/căn, dù chưa triển khai gì. Dự án được quảng cáo có quy mô 3,1 ha, gồm 3 block chung cư với 5 tòa tháp, dự kiến cung ứng hơn 2.000 căn hộ có diện tích từ 50 đến 112 m2.

Mặc dù chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, chưa có giấy phép xây dựng nhưng dự án Khu căn hộ West Gate vẫn rao bán, nhận cọc rầm rộ…

Mặc dù chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư, chưa có giấy phép xây dựng nhưng dự án Khu căn hộ West Gate vẫn rao bán, nhận cọc rầm rộ…

Để thu hút người mua, hàng loạt “bánh vẽ” được tung ra như dự án được thiết kế như resort tại gia, hồ bơi người lớn tiêu chuẩn Olympic, là dự án đầu tiên tại Tây Sài Gòn và trong phân khúc triển khai hệ thống lọc nước theo tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT được Viện Pasteur chứng nhận. Trong khi đó, trên thực tế, West Gate chưa hề có giấy phép mở bán.

Theo tìm hiểu, dự án Smartel The Signial trước đây có tên là dự án Khu dân cư phức hợp Lacasa. Theo Quyết định số 152/QĐ quy hoạch 1/500 của khu dân cư này, toàn bộ dự án trên chính là phần officetel của Khu phức hợp Lacasa.

Với lời quảng cáo smartel có nghĩa là marthome (nhà thông minh) + hotel (khách sạn), dạng căn hộ lưu trú thông minh, Công ty An Gia đã giao bán tầm rộ dự án The Signial. Tuy nhiên, hoàn toàn không có khái niệm smartel. Loại hình này được Công ty An Gia "đẻ" ra để nhằm lách luật.

An Gia Investment “chơi chữ” để bán căn hộ dự án The Signial, đẩy mọi rủi ro về phía khách hàng?

An Gia Investment “chơi chữ” để bán căn hộ dự án The Signial, đẩy mọi rủi ro về phía khách hàng?

Hiện trạng khu đất xây dựng dự án Smartel The Signial chỉ là bãi đất trống, trong đó có một phần nhà mẫu của Khu dân cư phức hợp Lacasa chưa giải tỏa mặt bằng. Chưa chạy thử tải, chưa tiến hành xây dựng và đến ngày 11/5 mới xong nhà mẫu nhưng ngày 19/5, An Gia và Creed Group sẽ mở bán dự án Smartel The Signial. Việc lách luật bán nhà của An Gia và Creed Group cũng từng xảy ra với dự án Sky 89, River Panorama… Hiện tại có nhiều khách hàng kéo lên An Gia Group đòi tiền liên quan đến dự án này.

Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn luật sư Tp.HCM cho rằng, khách hàng nên cẩn trọng với các giao dịch BĐS. Nếu dự án đủ điều kiện theo quy định pháp luật, có thông báo của Sở Xây dựng, thì khách hàng sẽ được đảm bảo về quyền lợi. Còn với các dự án không có thông báo của Sở Xây dựng về đủ điều kiện mở bán, việc mua nhà tại các dự án này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Theo ông Phượng, nhiều dự án mới chỉ dừng lại là “phương án” kinh doanh của doanh nghiệp như chưa giải quyết về loại đất ở, chấp thuận chủ trương đầu tư… Với nội bộ doanh nghiệp, đối tác có thể gọi là “dự án”, nhưng với khách hàng (người mua, người thuê) thì hoàn toàn không thể dùng từ “dự án”. Do đó, khi khách hàng tiếp nhận lời giới thiệu, chào mua thì nên thận trọng, nếu mua nhà tại các “dự án” kiểu này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì thủ tục thực hiện dự án vướng mắc, phải thực hiện nhiều vấn đề, nên để được tên gọi “dự án” là một chặng đường dài, đến doanh nghiệp cũng không chắc.

“Trường hợp có văn bản chính thức của cơ quan nhà nước xác minh về việc không có dự án, thì khách hàng càng cần thận trọng, xem xét, đánh giá trước khi tham gia vào các giao dịch này để tự tránh rủi ro cho mình”, luật sư khuyến cáo.

Thanh Ka (t/h)
Bạn đang đọc bài viết Tp.HCM: Khách hàng cần cẩn trọng trước làn sóng "bán lúa non" dự án tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Kiên Giang sẽ thu hồi 43 dự án đầu tư vào Phú Quốc
UBND tỉnh Kiên Giang vừa ban hành Kế hoạch số 76, tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra số 602, ngày 27/4/2020, của Thanh tra chính phủ, trong đó, có việc rà soát, tiến hành các bước thu hồi chủ trương đầu tư, thu hồi đất đối với 43 dự án đầu tư vào Phú Quốc do chậm tiến độ nhiều năm.
Dự án Khu nhà tại phường Xuân La: Chính quyền có “bao che”?
Hàng loạt công trình xây dựng tại Dự án Khu nhà ở tái định cư và kinh doanh tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội có dấu hiệu xây dựng sai phép, phá vỡ quy hoạch nhưng không hiểu sao vẫn đang tiếp tục ồ ạt thi công mà không bị bất cứ cơ quan chức năng nào kiểm tra xử lý.