Giá trị xuất khẩu đồ gỗ năm 2020 ước đạt trên 12 tỷ USD

20/08/2020, 16:45

TCDN - Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 5,73%/năm; năm 2019 tăng gần 5%. Đến năm 2020, ước đạt khoảng 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng từ 7,1 tỷ USD năm 2015 lên 11,3 tỷ năm 2019 USD, ước năm 2020 đạt trên 12 tỷ USD.

Sáng 20/8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị “Đánh giá chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản”. Tại hội nghị, Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn nhấn mạnh: thời gian tới, ngành lâm nghiệp bước sang giai đoạn mới với mục tiêu, khát vọng là ngành công nghiệp chế biến gỗ cùng và độ che phủ rừng 42% với chất lượng nâng cao.

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, trong nhiều năm qua, cơ chế chính sách trong lĩnh vực lâm nghiệp đã từng bước được hoàn thiện. Nhờ tác động rất quan trọng của những cơ chế chính sách mà tốc độ tăng trưởng của ngành lâm nghiệp trong những năm qua đều tăng trưởng rất cao, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu đều đạt tăng trưởng hơn 15%/năm. 

Thời gian tới, mục tiêu của ngành là tập trung vào nâng cao chất lượng rừng, nâng cao cái liên kết theo chuỗi để nâng cao chuỗi giá trị trong sản phẩm lâm nghiệp. Như vậy cơ chế chính sách cũng phải chuyển hướng đầu tư. Đó là cần phân định rất rõ chính sách đầu tư là nhà nước sẽ đầu tư cho hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ để đảm bảo môi trường cũng như đa dạng sinh học lâu dài của đất nước.

"Muốn phát triển kinh tế của ngành lâm nghiệp yếu tố thị trường là hết sức quan trọng. Hỗ trợ thị trường không chỉ thị trường quốc tế mà cả thị trường trong nước với khả năng tiêu thụ lâm sản khoảng 3 tỷ USD và nhu cầu trong nước đang tăng lên. Do đó, việc xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp trong nội địa là rất quan trọng cùng với việc tăng xuất khẩu.", Thứ trưởng Hà Công Tuấn nêu rõ.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, tổng kinh phí huy động để thực hiện phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020 được khoảng 50.231 tỷ đồng (đạt 84,3% kế hoạch). Cụ thể, vốn ngân sách nhà nước là 8.746 tỷ đồng, vốn ODA khoảng 3.084 tỷ đồng, dịch vụ môi trường rừng 11.447 tỷ đồng; vốn từ tổ chức, cá nhân đầu tư 26.954 tỷ đồng.

Theo dự báo của Tổng cục Lâm nghiệp, với đà tăng trưởng nửa đầu năm, xuất khẩu lâm sản năm 2020 có thể đạt 11,75 - 12 tỷ USD.

Theo dự báo của Tổng cục Lâm nghiệp, với đà tăng trưởng nửa đầu năm, xuất khẩu lâm sản năm 2020 có thể đạt 11,75 - 12 tỷ USD.

Bên cạnh đó, từ năm 2016 đến nay, Nhà nước đã xuất cấp 38.661 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cho 91.894 lượt hộ nghèo để bảo vệ 1.320.613 lượt ha rừng và trồng mới, chăm sóc 21.665 ha rừng tại 5 tỉnh, 23 huyện.

Trong giai đoạn 2016-2020, ngành lâm nghiệp đã đạt được tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc tăng từ 40,84% năm 2015 lên 41,89% năm 2019, ước đạt 42% năm 2020, đạt chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 5,73%/năm; năm 2019 tăng gần 5%. Đến năm 2020, ước đạt khoảng 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản tăng từ 7,1 tỷ USD năm 2015 lên 11,3 tỷ năm 2019 USD, ước năm 2020 đạt trên 12 tỷ USD.Cùng với đó, diện tích trồng rừng tập trung đạt 1.133.900 ha; rừng sản xuất 1.064.700 ha; rừng phòng hộ, rừng phòng hộ 69.200 ha… Ngoài ra, diện tích rừng có chứng chỉ quản lý bền vững đạt 278.976 ha tại 28 địa phương.

Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, xin lùi thời gian trình dự thảo Nghị định về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản đến quý IV/2022 nhằm đánh giá, tổng kết các chính sách hiện hành làm cơ sở xây dựng chính sách mới phù hợp với định hướng phát triển của ngành.

An Tú
Bạn đang đọc bài viết Giá trị xuất khẩu đồ gỗ năm 2020 ước đạt trên 12 tỷ USD tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,05 tỷ USD trong tháng 7
Dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lao đao vì nhiều đơn hàng bị hủy, hoãn thời gian giao nhận. Tuy nhiên đến tháng 7/2020, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã phục hồi trở lại, đạt 1,05 tỷ USD, tăng tới 20,7% so với tháng 7/2019.
Xuất khẩu gỗ sang EU sẽ bứt phá 6 tháng cuối năm
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, ngành gỗ tuy ít chịu tác động về nguồn nguyên liệu nhập khẩu nhưng vẫn bị ảnh hưởng mạnh do nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ trên thế giới giảm mạnh, hàng hóa không xuất khẩu được.
Xuất khẩu gỗ tốt nhất dự kiến vào quý III và IV năm nay
Thị trường chính của ngành gỗ như Hoa kỳ, các quốc gia Châu Âu, Úc, Canada hạn chế hoặc ngừng nhập hàng hóa..., nên giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm mạnh. Dự báo, trong quý II giá trị xuất khẩu sẽ đạt khoảng 2,18 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 11,3% so với quý I/2020.