Gỡ nút thắt về giải ngân vốn đầu tư công

02/10/2020, 08:39

TCDN - Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chậm do nhiều nguyên nhân trong đó có vấn đề về lựa chọn tư vấn cũng như chuẩn bị đầu tư dự án. Tuy nhiên, vai trò của người đứng đầu đơn vị sẽ quyết định đến tốc độ giải ngân.

Nhiều dự án đang nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công.

Nhiều dự án đang nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công.

Chủ đầu tư sợ trách nhiệm ký duyệt các thủ tục thanh toán

Ông Hoàng Phú Thọ, Kiểm toán trưởng, Kiểm toán Nhà nước Chuyên ngành IV cho hay, qua quá trình kiểm toán từ năm 2018, việc giải ngân vốn đầu công chậm do hàng loạt nguyên nhân.

Thứ nhất, công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án còn nhiều bất cậ̣p, chưa kỹ, chưa tốt dẫn đến dự án và kế hoạch phải điều chỉ̉nh nhiều lần.

Thứ hai, lậ̣p kế hoạch vốn chưa sát với thực tế và khả năng giao vốn, khả năng giải ngân vốn dẫn đến không phân bổ được hết số vốn kế hoạch, nhiều dự án được giao kế hoạch vốn lớn hơn khả năng giải ngân, tiên lượng khả năng hoàn thiện thủ tục đầu tư chưa chính xác, kịp thời nên không giao được kế hoạch...

“Đây là trách nhiệm của cả cơ quan tổng hợp và của các bộ, ngành, địa phương, rà soát không kỹ, nể nang, giữ nguyên đề xuất của bộ, ngành, địa phương mà không tham mưu, kiến nghị điều chỉnh phù hợp”, ông Hoàng Phú Thọ cho hay.

Đáng chú ý, việc tổ chức triển khai thực hiện tại các bộ, ngành và địa phương còn nhiều bất cậ̣p; các cấp, các ngành chưa thực sự vào cuộc, chưa phối hợp tốt và quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng; một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án chưa tích cực, thậ̣m chí sợ trách nhiệm khi triển khai, ký duyệt các thủ tục thanh toán, quyết toán.

Năng lực chuyên môn của một số cán bộ quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu... còn hạn chế; chủ đầu tư chưa chủ động xây dựng kế hoạch tiến độ thực hiện phù hợp với thời gian dự án được phê duyệt… gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình triển khai thực hiện dự án.

Theo ông Hoàng Phú Thọ, nguồn vốn ODA có nhiều đặc thù, nhiều dự án phải thực hiện điều chỉ̉nh hiệp định vay mặc dù dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng không thể giải ngân; công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án sử dụng vốn ODA còn tồn tại bất cậ̣p, dẫn tới tính sẵn sàng của dự án thấp; một số dự án sử dụng vốn ODA không được bố trí vốn đối ứng đầy đủ, kịp thời đã ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ, giải ngân vốn nước ngoài; dự án sử dụng vốn hỗn hợp gặp vướng mắc về thủ tục cho vay lại, chậ̣m ký hợp đồng cho vay lại.

Đơn cử như kế hoạch năm 2020, Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, Tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành mới giải ngân 2.190,299 tỷ đồng/18.195,035 tỷ đồng, đạt 12,7% do vướng mắc trong xác định nguồn gốc đất, áp khung giá đất bồi thường, phê duyệt đơn giá cấu phần có xây dựng; dự án đường sắt đô thị Hà Nội, TP HCM đang phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh hiệp định vay với nước ngoài… nên chưa có khối lượng giải ngân cũng như đủ cơ sở pháp lý để triển khai dẫn đến chưa thể lập hồ sơ rút vốn.

Vai trò của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư ảnh hưởng lớn tới tiến độ dự án. (Ảnh minh họa)

Vai trò của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư ảnh hưởng lớn tới tiến độ dự án. (Ảnh minh họa)

Năng lực và nhận thức chủ đầu tư kém

Tính đến 31/8/2020 số vốn giải ngân thuộc nguồn cân đối ngân sách tỉnh Bắc Ninh năm 2020 (ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã) là 4.568,93 tỷ đồng /6.366,23 tỷ đồng, đạt 71,77% so với dự toán đã phân bổ (trong đó số vốn giải ngân thuộc ngân sách cấp tỉnh giải ngân được 1.488,15tỷ đồng/ 2.593,751 tỷ đồng, đạt 57,37% so với dự toán đã phân bổ; đặc biệt các dự án được chi chuyển nguồn đến 31/8/2020 chỉ̉ đạt 85,969 tỷ đồng/102,842 tỷ đồng tỷ lệ 83,59%).

Mặc dù là 1 trong 7 tỉnh có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước nhưng bà Nguyễn Hương Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã nhìn nhận rõ về một số dự án chậm giải ngân.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, các đơn vị tư vấn, năng lực của nhà thầu còn bị hạn chế, còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện, dẫn đến kéo dài thời gian thẩm định, kéo dài thời gian thực hiện các bước của quá trình đầu tư, kéo dài thời gian thi công là một trong những nguyên nhân làm công tác giải ngân vốn đầu tư chậ̣m trễ.

Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ làm công tác tư vấn như công tác lậ̣p, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, công tác khảo sát, lậ̣p, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán… chưa tương xứng với nhiệm vụ dẫn đến chất lượng công tác lậ̣p, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế cơ sở của một số dự án chưa tốt, phương án thiết kế ban đầu còn chưa phù hợp với thực tế dẫn đến phương án lậ̣p ban đầu không khả thi và phải điều chỉ̉nh dự án.

“Có trường hợp dự án phải phê duyệt điều chỉ̉nh dự án nhiều lần làm kéo dài thời gian thực hiện dự án so với quyết định đầu tư, dẫn đến công tác giải ngân vốn đầu tư kéo dài. Công tác khảo sát, lậ̣p, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của một số dự án còn chưa đưa ra phương án thiết kế hợp lý dẫn đến quá trình thực hiện dự án phải điều chỉ̉nh thiết kế dự toán”, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nhấn mạnh.

Cũng đồng tình với quan điểm của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai thừa nhận, nhiều dự án kéo dài và đội vốn lên 2 - 3 lần so với kế hoạch ban đầu là do tư vấn. Nếu lựa chọn tư vấn không đảm bảo, dự án trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, chỉnh sửa nhiều lần ảnh hưởng tới tiến độ của dự án. Đơn vị tư vấn tốt giúp quá trình thực hiện dự án diễn ra nhanh hơn và ít bị điều chỉnh.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp có trách nhiệm của người đứng đầu.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp có trách nhiệm của người đứng đầu.

Trách nhiệm người đứng đầu

Trong 8 tháng năm 2020, tỉnh Thanh Hóa luôn nằm trong nhóm đầu các tỉnh, thành phố của cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao; tính đến ngày 31/8/2020, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 do tỉnh quản lý đạt 66,4% kế hoạch vốn được giao, xếp thứ 11/63 tỉnh thành phố của cả nước về tỷ lệ giải ngân; nhiều nguồn vốn có tỷ lệ giải ngân cao.

Ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, tỉnh sớm triển khai kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020, quy định cụ thể tiến độ và thời hạn hoàn thành giải ngân đối với từng loại dự án, làm cơ sở để chủ đầu tư phấn đấu thực hiện.

Đáng chú ý, tỉnh phân công đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh phụ trách trực tiếp từng lĩnh vực đầu tư, chỉ đạo tiến độ thực hiện, giải ngân của các dự án cụ thể; yêu cầu giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các Ban Quản lý dự án chuyên ngành và khu vực trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án và chịu hoàn toàn trách nhiệm UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về tiến độ giải ngân.

Tính đến ngày 31/8/2020, tỷ lệ giao kế hoạch vốn ngân sách trung ương của tỉnh Nghệ An đạt 97,63%; vốn ngân sách địa phương quản lý giải ngân đạt 7.887,234 tỷ đồng/KH giao chi tiết là 12.358,832 tỷ đồng, đạt 63,82%; trong đó, giải ngân nguồn đầu tư tậ̣p trung: 4.492,651 tỷ đồng/KH giao chi tiết 6.761,187 tỷ đồng, đạt 66,45% (riêng giải ngân vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương đạt 73,36%, vốn ngân sách trung ương đạt 56,64%).

Theo kết quả đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, Nghệ An là một trong số ít địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 60% và là tỉnh đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải Miền Trung.

Theo ông Lê Hồng Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, để đạt được kết quả như trên, ngay từ đầu năm UBND tỉnh thành lập Tổ công tác để đôn đốc tiến độ thực hiện và giải ngân đầu tư công. Đối với các công trình trọng điểm, UBND tỉnh đã có phân công chỉ đạo cho từng đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra hiện trường, họp bàn để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đảm bảo tiến độ được giao.

Huyền Châu
Bạn đang đọc bài viết Gỡ nút thắt về giải ngân vốn đầu tư công tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Giải ngân vốn đầu tư công cao nhất trong 5 năm
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 8/2020, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, dù ảnh hưởng dịch COVID-19, song nền kinh tế vẫn có nhiều điểm sáng.