Lộ rõ nợ khủng các “ông lớn” nhà nước hơn 1,4 triệu tỷ đồng

18/10/2019, 19:53

TCDN - Theo số liệu Bộ Tài chính, báo cáo hợp nhất của các tập đoàn, tổng công ty (TĐ,TCT) có tổng số nợ phải trả là 1.454.668 tỷ đồng, chiếm 54% tổng nguồn vốn.

Tập Dầu khí Việt Nam nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nước 114.769 tỷ đồng

Tập Dầu khí Việt Nam nợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong nước 114.769 tỷ đồng

17 Công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần

Tổng số nợ này giảm 1% so với thực hiện năm 2017, chiếm 54% tổng nguồn vốn của các TĐ, TCT. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2018 là 1,13 lần (Công ty mẹ là 1,20 lần); có 17 Công ty mẹ có tỷ lệ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần).

Trong đó, nợ vay  bao gồm cả vay ngắn hạn và dài hạn từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trong nước của các TĐ,TCT là 374.025 tỷ đồng, giảm 9% so với thực hiện năm 2017.

Một số TĐ,TCT có số nợ vay từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng lớn như: TĐ Điện lực VN 95.933 tỷ đồng; TĐ Dầu khí QGVN 114.769 tỷ đồng; TĐ CN Than – Khoáng sản VN 42.961 tỷ đồng; TĐ Viễn thông quân đội 28.658 tỷ đồng; TĐ Hóa chất VN 27.467 tỷ đồng; TCT CN Xi măng VN 11.056 tỷ đồng...

Nợ khủng của các tập đoàn, tổng công ty ở các ngân hàng, tổ chức tín dụng

Nợ khủng của các tập đoàn, tổng công ty ở các ngân hàng, tổ chức tín dụng

Một số Công ty mẹ thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, lũy kế giá trị trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành tính đến 31/12/2018 của các Công ty mẹ là 4.048 tỷ đồng, bao gồm: Công ty mẹ - TĐ CN Than – Khoáng sản VN phát hành 3.000 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Đầu tư phát triển nhà và đô thị phát hành 500 tỷ đồng; Công ty mẹ -TCT Đông Bắc phát hành 548 tỷ đồng.

Bên cạnh nợ vay các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước, các TĐ,TCT còn vay nợ nước ngoài số lượng không hề nhỏ. Báo cáo hợp nhất, nợ nước ngoài của các TĐ,TCT ghi nhận số nợ là 484.769 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn là 7.432 tỷ đồng. Vay dài hạn là 477.337 tỷ đồng.

Nợ do vay lại vốn ODA của Chính phủ là 186.256 tỷ đồng. Vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 220.497 tỷ đồng. Vay nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả là 70.584 tỷ đồng. Số còn lại là các hình thức huy động khác.

Báo cáo của các Công ty mẹ, nợ nước ngoài là 336.632 tỷ đồng. Trong đó, Công ty mẹ - TĐ Điện lực VN là 217.971 tỷ đồng; Công ty mẹ - TĐ Dầu khí quốc gia VN là 30.283 tỷ đồng; Công ty mẹ - TĐ CN Than – KS VN là 15.093 tỷ đồng; Công ty mẹ - Công ty TNHH MTV Đầu tư tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh là 2.624 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Giấy VN là 2.094 tỷ đồng.

Các công ty mẹ còn nợ phải trả trên 800 nghìn tỷ đồng

Báo cáo hợp nhất, hệ số nợ tổng quát (tổng nợ phải trả/tổng nguồn vốn) bình quân năm 2018 là 0,54 lần (Công ty mẹ là 0,43 lần).

Báo cáo của Công ty mẹ, Tổng số nợ phải trả là 818.520 tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2017. Hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2017 là 1,13 lần.

Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính tổng hợp từ báo cáo hợp nhất của các TĐ,TCT cho thấy, tổng vốn chủ sở hữu là 1.218.898 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm 2017.

Vốn chủ sở hữu của TĐ,TCT tăng chủ yếu từ nguồn quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận sau thuế, chênh lệch đánh giá lại tài sản và thặng dư vốn thu được trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên, đơn vị phụ thuộc của TĐ,TCT.

Báo cáo của Công ty mẹ có Tổng vốn chủ sở hữu là 1.081.714 tỷ đồng. Tính riêng Công ty mẹ - TĐ, TCT tổng vốn chủ sở hữu là 1.058.459 tỷ đồng, tăng 3% so với thực hiện năm 2017. Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản theo số liệu báo cáo của Công ty mẹ là 0,56 lần.

Hoàng Hà
Bạn đang đọc bài viết Lộ rõ nợ khủng các “ông lớn” nhà nước hơn 1,4 triệu tỷ đồng tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Tái cơ cấu DNNN: Nhiều Bộ, ngành, địa phương chưa nắm bắt tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng
Bộ Tài chính đã nhận định như vậy khi có đến 378 doanh nghiệp (chiếm 71%) DNNN chưa được phê duyệt phương án cơ cấu lại. Bộ Tài chính cũng chỉ rõ, các Bộ, ngành, địa phương chưa nắm bắt được tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đó là: Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch, TP Đà Nẵng, Lạng Sơn...