Mức đóng BHXH, BHYT đối với người lao động từ năm 2025

23/07/2024, 15:16

TCDN - Với việc sửa đổi các Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế thì mức đóng BHXH, BHYT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Mức đóng BHXH theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi

Theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi thì mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người lao động như sau:

(1) Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, h, i và k khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, hằng tháng đóng bằng 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất.

(2) Người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:

- Mức đóng hằng tháng bằng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất;

- Người lao động đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều 32 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổihoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

(3) Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:

- Mức đóng hằng tháng bằng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất;

- Người lao động đóng qua cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có phu nhân hoặc phu quân theo phương thức đóng hằng tháng, 03 tháng, 06 tháng một lần.

(4) Người lao động quy định điểm l và điểm m khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, mức đóng hằng tháng bằng 3% căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, 22% căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động

(1) Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, h và k khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi như sau:

- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

(2) Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

(3) Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi như sau:

- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

(4) Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi.

Mức đóng BHYT theo dự thảo Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế

Theo Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, có đưa ra 03 phương án được đề xuất giả định để tăng mức đóng BHYT theo lộ trình như sau:

Phương án 1: Giữ nguyên quy định về mức đóng tối đa theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành (6%), tuy nhiên đưa lộ trình tăng mức đóng vào Luật sửa đổi với lộ trình như sau:

- Từ 01/01/2025 tăng mức đóng bảo hiểm y tế lên 5,1% mức lương tháng của người lao động hoặc tiền trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở (tùy thuộc đối tượng tham gia).

- Từ 01/01/2035 tăng mức đóng bảo hiểm y tế lên 6% mức lương tháng của người lao động hoặc tiền trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở (tùy thuộc đối tượng tham gia).

Phương án 2: Giữ nguyên quy định về mức đóng tối đa theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành (6%), tuy nhiên đưa lộ trình tăng mức đóng vào Luật sửa đổi với lộ trình như sau:

- Từ 01/01/2025 tăng mức đóng bảo hiểm y tế lên 5,4% mức lương tháng của người lao động hoặc tiền trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở (tùy thuộc đối tượng tham gia).

- Từ 01/01/2035 tăng mức đóng bảo hiểm y tế lên 6% mức lương tháng của người lao động hoặc tiền trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở (tùy thuộc đối tượng tham gia).

Phương án 3: Giữ nguyên theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành, tức là giữ nguyên quy định về mức đóng tối đa (6%) và cũng không đưa lộ trình tăng mức đóng vào Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế.

PV
Bạn đang đọc bài viết Mức đóng BHXH, BHYT đối với người lao động từ năm 2025 tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Tăng mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu từ năm 2022
Từ ngày 01/01/2022, theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng lên 1.500.000 đồng/tháng, theo đó, mức Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện và mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu năm 2022 cũng tăng theo.
Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi trốn đóng BHXH
Để hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH, cơ quan BHXH đã đề xuất với Bộ LĐTB&XH cấm xuất cảnh với chủ nợ từ 12 tháng trở lên; không vinh danh, không khen thưởng đối với các doanh nghiệp nợ bảo hiểm. Riêng đối với hành vi trốn đóng BHXH còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.