Năm nay không tăng giá điện

22/03/2020, 06:58

TCDN - Bộ Công Thương chỉ đạo VN và các đơn vị điện lực khác thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chi phí, giảm tổn thất điện năng và nâng cao năng suất lao động; thực hiện việc tiết kiệm chi phí thường xuyên để giảm giá thành.

Tính đến hết ngày 19/3, sản lượng điện tiêu thụ bình quân của cả nước chỉ đạt khoảng 623 triệu kWh/ngày, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đầu năm xây dựng là 690,7 triệu kWh/ngày.

Tính đến hết ngày 19/3, sản lượng điện tiêu thụ bình quân của cả nước chỉ đạt khoảng 623 triệu kWh/ngày, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đầu năm xây dựng là 690,7 triệu kWh/ngày.

Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Nguyễn Anh Tuấn cho biết, ngành điện sẽ không có kế hoạch tăng giá bán lẻ điện trong năm nay nên sẽ theo dõi sát tình hình tiêu thụ điện thực tế trong thời gian tới và vận hành hệ thống điện một cách hợp lý để có được chi phí vận hành kinh tế nhất.

Theo Cục Điều tiết điện lực, tình hình tiêu thụ điện hơn 2 tháng đầu năm giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết ngày 19/3, sản lượng điện tiêu thụ bình quân của cả nước chỉ đạt khoảng 623 triệu kWh/ngày, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đầu năm xây dựng là 690,7 triệu kWh/ngày.

Qua theo dõi tình hình tăng trưởng của các phụ tải điện tính đến giữa tháng 3/2020 cho thấy, sản lượng điện sinh hoạt tăng cao nhất trong 5 phụ tải điện, trong khi đó sản lượng điện phục vụ cho sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ có sự suy giảm mạnh, thấp hơn nhiều so với kế hoạch.

Cục Điều tiết Điện lực cho biết, thực hiện Chỉ thị số 11 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 06 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị điện lực khác thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chi phí, giảm tổn thất điện năng và nâng cao năng suất lao động; thực hiện việc tiết kiệm chi phí thường xuyên để giảm giá thành sản xuất kinh doanh điện, qua đó không điều chỉnh tăng giá điện.

“Bộ đã chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam là trong năm nay không điều chỉnh tăng giá điện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng cũng như Bộ trưởng Bộ Công Thương. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo EVN kiểm tra các đơn vị điện lực và các tổng công ty điện lực thực hiện nghiêm việc áp giá bán lẻ điện cho các đối tượng theo đúng quy định”, Cục trưởng Tuấn nói.

Cũng theo ông Tuấn, cơ quan nhà nước sẽ áp giá bán điện phục vụ cho các khách hàng nằm trong chuỗi quá trình sản xuất và lưu thông hàng nông sản để phục vụ cho việc giải quyết hàng nông sản, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới phía Bắc được hưởng chính sách giá điện theo đúng quy định của Nhà nước. Cục sẽ đôn đốc chỉ đạo các đơn vị điện lực, các sở Công Thương kiểm tra giám sát việc áp giá điện cho các đối tượng nhà trọ được hưởng giá điện do nhà nước quy định.

Theo lãnh đạo Cục Điều tiết, để đảm bảo điện cho sản xuất và đời sống trong thời gian tới, đặc biệt là mùa khô năm nay, trong bối cảnh nhiều hồ thủy điện trong cả nước đang khô hạn (lượng nước về các hồ hầu như không có, hạn nặng hơn nhiều so với dự báo hồi đầu năm), đơn vị này đang cùng với Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên Môi trường phối hợp vận hành các hồ thủy điện nhằm góp phần sử dụng nước có hiệu quả nhất cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt gắn với phát điện.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, dự báo nhu cầu điện cho sản xuất và đời sống là rất lớn nên ngay từ đầu năm Bộ đã dự báo khả năng sẽ căng thẳng về nguồn điện từ năm 2020.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều lĩnh vực công nghiệp, thương mại đã chậm lại, nhu cầu điện có giảm đi nên tình hình căng thẳng điện chưa diễn ra. Tuy nhiên, về lâu dài, tình hình khó khăn về điện là rõ ràng.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho rằng, cùng với việc yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đảm bảo cung ứng đủ điện trong sản xuất và đời sống trong trước mắt, cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng tiến độ các công trình điện.

Thùy Dung
Bạn đang đọc bài viết Năm nay không tăng giá điện tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan