Nhiều cá nhân, tổ chức vay nợ mất khả năng trả buộc phải bán đấu giá KCN Phong Phú

23/05/2023, 14:25
báo nói -

TCDN - Sacombank và công ty đấu giá chuẩn bị đấu giá khoản nợ hơn 16.000 tỷ đồng, được đảm bảo bằng quyền tài sản tại dự án KCN Phong Phú, huyện Bình Chánh, Tp.HCM. Khoản vay này do nhiều tổ chức, cá nhân "xâu xé" và mất khả năng trả nợ.

Khoản nợ khủng

Theo thông tin mà PV có được, một công ty đấu giá tại Tp.HCM sẽ tổ chức bán đấu giá khoản nợ do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đề nghị bán đấu giá.

Cụ thể, đơn vị này sẽ bán đấu giá không tách rời toàn bộ 18 khoản nợ được đảm bảo bằng quyền tài sản tại dự án Khu công nghiệp (KCN) Phong Phú tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Tp.HCM.

Theo nguyên trạng, khoản nợ bao gồm chuyển giao toàn bộ quyền nghĩa vụ của chủ nợ liên quan đến các khoản nợ và toàn bộ quyền nghĩa vụ của các bên nhận đảm bảo đối với các tài sản đảm bảo của các khoản nợ này.

Số tiền vay của chính Công ty Cổ phần KCN Phong Phú chỉ là gần 300 tỷ đồng, số còn lại là của tổ chức/cá nhân khác.

Số tiền vay của chính Công ty Cổ phần KCN Phong Phú chỉ là gần 300 tỷ đồng, số còn lại là của tổ chức/cá nhân khác.

Tài sản đảm bảo của khoản nợ bán đấu giá là quyền tài sản phát sinh từ toàn bộ lợi ích thu được từ quyền sử dụng đất đã đền bù thuộc Dự án KCN Phong Phú.

Về tình trạng khoản nợ đang có tổng giá trị các khoản nợ bán đấu giá tính đến ngày 31/12/2021 là gần 16.200 tỷ đồng. Trong đó, tiền gốc là trên 5.100 tỷ đồng, lãi tồn đọng là trên 11.000 tỷ đồng.

Khoản nợ này có nguồn gốc phát sinh tại Sacombank và đã được bán nợ cho Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Sau đó, VAMC lại ủy quyền cho Sacombank bán các khoản nợ này theo quy định.

Theo quy hoạch, KCN Phong Phú có diện tích khoảng hơn 140ha.

Theo quy hoạch, KCN Phong Phú có diện tích khoảng hơn 140ha.

Thông báo mà PV có được cho thấy, giá khởi điểm của khoản nợ bán đấu giá là gần 8.000 tỷ đồng, nếu đấu giá thành công, bên trúng đấu giá mua được khoản nợ phải chịu thanh toán toàn bộ các khoản thuế, chi phí liên quan đến việc mua bán khoản nợ và chuyển giao tài sản đảm bảo kèm theo các khoản nợ, nếu có.

Hình thức đấu giá là bỏ phiếu trực tiếp tại phiên đấu giá, bằng phương thức trả giá lên, với mức giá 200 triệu đồng. Dự kiến phiên đấu giá sẽ diễn ra vào ngày 26/5/2023 tại Tp.HCM.

Tổ chức và cá nhân vay 18 khoản

18 khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản tại Dự án KCN Phong Phú gồm có cả tổ chức và cá nhân, vay liên tục trong giai đoạn 2011 – 2013. Đáng nói, đều vay tại 1 ngân hàng duy nhất, đó chính là Sacombank. Đáng chú ý, số tiền vay của chính Công ty Cổ phần KCN Phong Phú chỉ là gần 300 tỷ đồng, số còn lại là của tổ chức/cá nhân khác.

Theo tìm hiểu của PV, về tổ chức, có khoản nợ của Công ty TNHH MTV Kinh doanh bất động sản - Thương mại - Xuất nhập khẩu Dũng Lan, ký hợp đồng tín dụng từ năm 2011 với số tiền vay là 200 tỷ đồng. Tiếp đó, năm 2013, Công ty Dũng Lan vay thêm 211 tỷ đồng.

KCN Phong Phú hiện là bãi đất trống, rộng lớn, cỏ dại mọc um tùm.

KCN Phong Phú hiện là bãi đất trống, rộng lớn, cỏ dại mọc um tùm.

Cũng trong năm 2011, Công ty Cổ phần Long “V” vay 400 tỷ đồng, Công ty Cổ phần KCN Phong Phú vay 200 tỷ đồng vào năm 2012. Cũng trong năm này, Công ty Cổ phần KCN Phong Phú vay tiếp trên 93 tỷ đồng. Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Tùng Vinh vay 430 tỷ đồng, năm 2012. Công ty Cổ phần Bất động sản Trí Dũng vay 200 tỷ đồng, năm 2013. Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Bất động sản Mười Đây vay 210 tỷ đồng, năm 2013. Công ty TNHH Đầu tư Phương Lâm vay hơn 99 tỷ đồng, năm 2012.

Ngoài ra còn có các khoản vay của các cá nhân, như bà Lâm Thị Phép, vay 400 tỷ đồng vào năm 2012. Khoản vay của bà Phạm Thị Ngọc Điệp cũng trong năm 2012 với số tiền 280 tỷ đồng. Tương tự là khoản vay của bà Lưu Thị Lợi, số tiền 280 tỷ đồng, trong năm 2012. Bà Thạch Thị Thúy An vay 280 tỷ đồng, năm 2012. Đồng thời là khoản vay là bà Diệp Thị Linh, số tiền 380 tỷ đồng, năm 2012. Bà Ngô Thị Bích Duyên vay 380 tỷ đồng, năm 2012. Châu Khương vay hơn 417 tỷ đồng, năm 2012. Trương Thị Cẩm Linh vay 390 tỷ đồng, năm 2013 và Dương Thị Điểm vay 280 tỷ đồng, năm 2013. Như vậy với 9 khoản vay cá nhân số tiền đã lên đến hơn 3.000 tỷ đồng.

Như đã đề cập ở trên, tất cả các khoản vay này đều ký hợp đồng trong giai đoạn 2011 - 2013 đều tại Ngân hàng TMCP Phương Nam tại Sở Giao dịch và các chi nhánh của Ngân hàng này (nay là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank).

Theo thông tin PV có được tất cả 18 hợp đồng thế chấp nêu trên đều do ông Nguyễn Ngọc Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần KCN Phong Phú (PPIP) ký. Tính tới thời điểm chốt khoản nợ này đã lên đến gần 16.200 tỷ đồng.

“Lộ” cổ đông nắm giữ KCN Phong Phú

Thực tế hiện nay, KCN Phong Phú có diện tích khoảng hơn 140ha là bãi đất trống, rộng lớn, cỏ dại mọc um tùm. Một thời gian dài một số căn nhà xây dựng tạm, xâm chiếm trái phép. Thậm chí một số nơi còn treo bảng cho thuê kho bãi, giữ ôtô.

Về Công ty Cổ phần KCN Phong Phú thành lập từ năm 2001, có người đại diện pháp luật là Nguyễn Ngọc Quang, địa chỉ trụ sở chính tại D 15/407 Trịnh Quang Nghị, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh,Tp.HCM.

18 khoản nợ được đảm bảo bảo đảm bằng tài sản tại dự án Dự án KCN Phong Phú gồm có cả tổ chức và cá nhân, vay liên tục trong giai đoạn 2011 – 2013.

18 khoản nợ được đảm bảo bảo đảm bằng tài sản tại dự án Dự án KCN Phong Phú gồm có cả tổ chức và cá nhân, vay liên tục trong giai đoạn 2011 – 2013.

Công ty Cổ phần KCN Phong Phú gồm có 3 cổ đông sáng lập là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) sở hữu 140.000 cổ phần, tương đương 70% vốn điều lệ. Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (SADECO) sở hữu 50.000 cổ phần, tương đương 25% vốn điều lệ và Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) sở hữu 10.000 cổ phần, tương đương 5% vốn điều lệ.

Tuy nhiên vào tháng 3/2011, Công ty TNHH Bất động sản Hoa Lâm (nay đổi thành Công ty TNHH Bất động sản Hoa Phát) đã nhận chuyển nhượng 25% vốn của SADECO trở thành cổ đông lớn tại KCN Phong Phú. Công ty TNHH Bất động sản Hoa Phát hoạt động từ năm 2009, có người đại diện pháp luật là Đặng Hồng Thúy, trụ sở chính tại 29A Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, có ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản.   

Thanh Tùng
Bạn đang đọc bài viết Nhiều cá nhân, tổ chức vay nợ mất khả năng trả buộc phải bán đấu giá KCN Phong Phú tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan