Những điều cần biết về chính sách BHYT hộ gia đình

16/12/2022, 20:25

TCDN - Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng và Nhà nước vì quyền lợi của người lao động và nhân dân, được Nhà nước bảo hộ và do cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) thực hiện.

Chính sách BHYT dành cho những người tham gia bao gồm: những người có tên trong sổ hộ khẩu/ sổ tạm trú hoặc cùng đăng ký thường trú, tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật. Nhóm chức sắc, chức việc, nhà tu hành; Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ những người tham gia BHYT thuộc nhóm khác mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.

Về quyền lợi của nguời tham gia BHYT:

Người tham gia BHYT được cấp thẻ BHYT; được chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT; được lựa chọn, thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu vào tháng đầu tiên của mỗi quý trong năm; được khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về BHYT.

Hiện nay, nhà nước có chính sách hỗ trợ mức đóng BHYT hộ gia đình cho các thành viên cùng tham gia trong năm tài chính như sau:

Người thứ nhất, hàng tháng đóng = 4,5% mức lương cơ sở hiện hành (hiện nay mức đóng 67.500 đồng/tháng, tương đương 804.600/năm).

Người thứ hai mức đóng sẽ bằng 70% mức đóng của người thứ nhất, bằng 46.935 đồng/tháng, tương đương 563.220 đồng/năm).

Người thứ ba mức đóng sẽ bằng 60% mức đóng của người thứ nhất, bằng 40.230 đồng/tháng, tương đương 482.760 đồng/năm.

Người thứ tư mức đóng sẽ bằng 50% mức đóng của người thứ nhất, bằng 33.525 đồng/tháng, tương đương 403.300 đồng/năm.

Từ người thứ năm trở đi, mức đóng sẽ bằng 40% của người thứ nhất bằng 26.820 đồng/tháng, tương đương 321.840 đồng/năm. 

Về phương thức đóng, người tham gia BHYT hộ gia đình được đóng định kỳ theo thời gian 03, 06 tháng hoặc 12 tháng tại tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH. 

Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng và Nhà nước vì quyền lợi của người lao động và nhân dân.

Bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng và Nhà nước vì quyền lợi của người lao động và nhân dân.

Về mức hưởng khi khám chữa bệnh bằng BHYT hộ gia đình. 

Đối với trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám chữa BHYT bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT và phải xuất trình các giấy tờ theo quy định trước khi xuất viện. 

Với trường hợp khám chữa bệnh đúng tuyến, khi khám chữa bệnh đúng nơi đăng ký ba đầu ghi trên thẻ BHYT hoặc chuyển tuyến khám chữa bệnh đúng nơi quy định, người tham gia BHYT hộ gia đình được thanh toán 80% tổng chi phí khám chữa bệnh. 

Ngoài ra, trong các trường hợp khám chữa bệnh tại tuyến xã; nếu chi phí khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (1.490.000 đồng/tháng) tại thời điểm khám chữa bệnh hoặc khi tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và số tiền cùng chi trả khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì người tham gia BHYT hộ gia đình trừ trường hợp tự đi khám không đúng tuyến thì người tham gia BHYT sẽ được thanh toán 100% tổng chi phí khám chữa bệnh. 

Với trường hợp khám chữa bệnh BHYT không đúng tuyến, không có giấy chuyển tuyến trong khám chữa bệnh BHYT nhưng vẫn xuất trình được đầy đủ thủ tục khám chữa bệnh BHYT, được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi mức hưởng và tỷ lệ hưởng của thẻ BHYT như sau: 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú tuyến huyện; 100% khi khám chữa bệnh nội trú bệnh viện tuyến huyện, tỉnh; 40% khi khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương. 

Tuy nhiên, người tham gia BHYT hộ gia đình cũng cần phải lưu ý trong trường hợp khám chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước với điều trị nội trú, người bệnh không được miễn cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh, đồng thời phần chi phí cùng chi trả trong trường hợp này không được xác định là điều kiện để cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm. 

Với điều trị ngoại trú, người tham gia sẽ không được chi trả chi phí khám chữa bệnh. 

Về thủ tục tham giá, người tham gia BHYT hộ gia đình lập tờ khai theo mẫu hướng dẫn tại trụ sở cơ quan BHXH tỉnh và các tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT. 

Một số lưu ý về thẻ BHYT người tham gia cần nhớ như sau:

Đối với người tham gia lần đầu hoặc không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng BHYT. 

Xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tuỳ thân có ảnh hoặc hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID hoặc căn cước công dân gắn chíp khi khám chữa bệnh BHYT.

Sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ và không sử dụng thẻ của người khác trong khám chữa bệnh. 

Gia hạn thẻ tại tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH để thẻ BHYT có giá trị sử dụng liên tục và không bị gián đoạn trước khi thẻ BHYT hết hạn sử dụng. 

Theo bà Trương Thị Mai Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, chính sách BHYT được Đảng và Nhà nước ta chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện từ nhiệm kỳ Đại hội VII đến Đại hội X của Đảng. Tuy nhiên, phải đến nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng, Luật Bảo hiểm y tế mới quy định cụ thể: BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHYT.

Đồng thời, là bước chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo toàn diện của Đảng trong giai đoạn mới.

Có thể nói, BHYT là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng và nhà nước ta hết sức coi trọng và là một trong những chính sách trụ cột trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội của nước ta. Việc đưa chính sách BHYT đi vào cuộc sống với hơn 90% dân số tham gia BHYT khẳng định thành quả, quyết tâm trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trong đó, có sự những đóng góp quan trọng của Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam - cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHYT và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị.

PV
Bạn đang đọc bài viết Những điều cần biết về chính sách BHYT hộ gia đình tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Chính sách BHYT đã đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai khẳng định: Với trên 90% dân số có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), chính sách BHYT đã thực sự đi vào cuộc sống - Đây là thành quả, sự quyết tâm chính trị trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Thực hiện chính sách BHXH, BHYT: Sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương
Qua 27 năm hình thành và phát triển, ngành BHXH Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng: tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT không ngừng tăng; số lượt người thụ hưởng chính sách ngày càng lớn; công tác đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội luôn kịp thời, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động….