Ông Đặng Khắc Vỹ ngồi ghế Chủ tịch gần 10 năm: VIB phát triển thế nào?

16/06/2023, 16:13
báo nói -

TCDN - Theo giới thiệu của VIB, ông Đặng Khắc Vỹ là một trong những thành viên sáng lập Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam (VIB). Ông được Đại hội đồng Cổ đông bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị vào ngày 16/10/2013 và hiện giữ vị trí Chủ tịch HĐQT khóa IX (2023 - 2027). Dưới thời ông Vỹ, VIB phát triển thế nào?

Ông Đặng Khắc Vỹ là ai?

Ông Đặng Khắc Vỹ (SN 1968, tại Nghệ An) từng tốt nghiệp Kỹ sư Mỏ Địa chất đại học Địa Chất Moscow S.Ordzhonikidze và Tiến sĩ kinh tế tại Viện Nghiên cứu kinh tế và chính trị quốc tế (Viện khoa học Nga).

Năm 1999 ông Vỹ tham gia sáng lập Tập đoàn Mareven Food Holding Limited, công ty mẹ của Mareven Food Central. Năm 1996 ông Vỹ và một số Việt Kiều Nga thành lập Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) với số vốn ban đầu là 50 tỷ đồng. 

Ông Đặng Khắc Vỹ ngồi ghế Chủ tịch HĐQT VIB đã gần 10 năm. 

Ông Đặng Khắc Vỹ ngồi ghế Chủ tịch HĐQT VIB đã gần 10 năm. 

Giai đoạn 1996 – 2013, ông Vỹ là thành viên HĐQT của VIB. Ông được Đại hội đồng Cổ đông bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị vào ngày 16/10/2013 và hiện giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị khóa IX (2023 - 2027). Trước đó, ông là Ủy viên Hội đồng Quản trị từ khóa I đến khóa VIII. Như vậy, ít nhất là ông Vỹ sẽ ngồi ghế chủ tịch HĐQT VIB tới 15 năm, nếu không có gì thay đổi.

Bên cạnh nắm giữ ghế Chủ tịch HĐQT VIB, ông còn là thành viên sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Mareven Food Holding Limited – doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, hàng tiêu dùng tại các thị trường Đông Âu, Tây Âu.

Dàn lãnh đạo của VIB hiện nay.

Dàn lãnh đạo của VIB hiện nay.

Một thông tin liên quan, ông Đỗ Xuân Hoàng là thành viên HĐQT VIB liên tục từ năm 2005 đến nay. Từ năm 2007 đến nay ông giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT. Hiện nay, ông Hoàng cũng là Tổng Giám đốc Công ty Mareven Food Central, liên doanh Việt – Nhật, một trong các công ty đầu tư vào lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại Liên bang Nga và khu vực nói tiếng Nga (CIS). Như vậy, ông Vỹ và ông Hoàng có mối quan hệ chặt chẽ ở 2 doanh nghiệp. 

Tại VIB, hiện ông Vỹ đang nắm giữ 4,964% tương đương gần 105 triệu cổ phiếu, bà Trần Thị Thảo Hiền (vợ ông Vỹ) sở hữu trên 104 triệu cổ phiếu, chiếm 4,943% và con Đặng Quang Tuấn nắm giữ gần 104 triệu cổ phiếu, chiếm 4,931%. 

Nợ xấu VIB tăng

Theo báo cáo tài chính, trong quý 1/2023, VIB ghi nhận tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng (TOI) hợp nhất đạt 4.929 tỷ đồng (tăng trên 19% so với cùng kỳ), trong đó thu nhập lãi thuần và thu nhập thuần ngoài lãi đạt lần lượt 4.304 tỷ đồng (tăng trên 22%) và 625 tỷ đồng (tăng 0,8%). Thu nhập lãi thuần tăng trưởng so với cùng kỳ chủ yếu nhờ tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) gia tăng (tăng 30bps) đạt 4,7% khi mà tăng trưởng tín dụng âm -1,3% (tính từ đầu năm). 

Về lợi nhuận trước thuế hợp nhất trong quý đầu năm 2023 đạt 2.693 tỷ đồng (tăng trên 18% so với cùng kỳ) và mới đạt 22% kế hoạch cả năm. Trong khi chất lượng tài sản tại 31/3/2023 có sự sụt giảm so với cuối năm 2022 khi nợ xấu (NPL) tăng mạnh và khả năng phòng thủ của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu (LLR) giảm đi.

Nợ xấu của VIB tăng mạnh.

Nợ xấu của VIB tăng mạnh.

Theo đó, NPL và nợ nhóm 2 tại cuối quý 1/2023 đạt lần lượt 3,64% và 5,43%, tăng đáng kể so với mức 2,45% và 4,38% tại cuối năm 2022 và 2,39% và gần 3,1% tại cuối quý 1/2022. LLR cũng giảm từ mức gần 54% tại 31/12/2023 xuống còn 38% tại 31/3/2023.

Về chất lượng nợ, nợ cần chú ý của VIB tại ngày 31/3/2023 là hơn 12.400 tỷ đồng, nợ dưới tiêu chuẩn là trên 3.700 tỷ đồng, nợ nghi ngờ là hơn 2.400 tỷ đồng, còn nợ có khả năng mất vốn là gần 2.200 tỷ đồng. 

Thực tế, VIB uỷ quyền cho công ty con là Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIBAMC (100% vốn thuộc VIB) uỷ quyền định giá tài sản cho VIB cấp tín dụng, xử lý rủi ro cho 52.531 tài sản với tổng giá trị giao dịch gần 112 tỷ đồng, giá trị giao dịch này là thù lao định giá tài sản.

vib-vy

Đồng thời, uỷ quyền bán và khai thác tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu với 45 tài sản có tổng giá trị giao dịch là hơn 104 tỷ đồng. Ngoài ra, uỷ quyền cho VIBAMC quản lý tài sản đảm bảo làm hàng hoá với 10 hợp đồng quản lý, bảo vệ hàng hoá với giá trị giao dịch là gần 700 tỷ đồng.   

Thanh Tùng
Bạn đang đọc bài viết Ông Đặng Khắc Vỹ ngồi ghế Chủ tịch gần 10 năm: VIB phát triển thế nào? tại chuyên mục DOANH NHÂN của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Nợ xấu của Ngân hàng VIB tăng mạnh
Nợ xấu tăng mạnh và khả năng "phòng thủ" của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu giảm đi. Đó là viễn cảnh đang diễn ra tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).