Sau kiểm toán, VNG lỗ lũy kế gần 1.534 tỷ đồng trong năm 2022

31/05/2023, 14:15
báo nói -

TCDN - Theo BCTC kiểm toán 2022 mới công bố, CTCP VNG (UPCom: VNZ) ghi nhận lỗ sau thuế gần 1.534 tỷ đồng, tăng thêm 200 tỷ đồng so với BCTC tự lập.

Sau kiểm toán, các chỉ tiêu kinh doanh của VNG có một số thay đổi. Doanh thu gần như giữ nguyên, trong khi giá vốn tăng nhẹ 1%, dẫn đến lãi gộp giảm 1% còn gần 3.440 tỷ đồng. Chi phí tài chính giảm mạnh sau kiểm toán (giảm 58%) còn 26,3 tỷ đồng.

Tuy nhiên, thay đổi chính nằm ở khoản lỗ trong công ty liên doanh, liên kết, tăng mức lỗ từ 122,5 tỷ đồng lên 181,2 tỷ đồng.

BCTC kiểm toán 2022 mới công bố, CTCP VNG ghi nhận lỗ sau thuế gần 1.534 tỷ đồng, tăng thêm 200 tỷ đồng so với BCTC tự lập.

BCTC kiểm toán 2022 mới công bố, CTCP VNG ghi nhận lỗ sau thuế gần 1.534 tỷ đồng, tăng thêm 200 tỷ đồng so với BCTC tự lập.

Như vậy, luỹ kế năm 2022, VNG ghi nhận doanh thu đạt 7.800 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ gần 1.534 tỷ đồng, sau kiểm toán tăng lỗ thêm 219 tỷ đồng so với lỗ 1.315 tỷ đồng trong BCTC tự lập. 

Với lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ ghi nhận lỗ gần 1.078 tỷ đồng trong năm 2022, tính tới 31/12/2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của VNG đã giảm từ 6.648 tỷ đồng, về 5.093 tỷ đồng. 

Thời điểm cuối năm 2022, VNZ có khoản vay tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) trị giá hơn 444 tỷ đồng để tài trợ cho dự án Trung tâm dữ liệu và sản xuất phần mềm (VNG Data Center). Khoản vay này được VNZ thế chấp bằng toàn bộ dự án để làm tài sản đảm bảo. 

VNG được xem là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam (startup được định giá trên 1 tỷ USD) tiền thân là VinaGame, thành lập ngày 9/9/2004. VinaGame là thương hiệu đứng sau những trò chơi trực tuyến “vang bóng một thời” như Võ Lâm Truyền Kỳ, Boom Online, Gunny… 

Năm 2009, VNG cho ra đời mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam là Zing Me, và thu hút hơn 4 triệu thành viên hoạt động thường xuyên sau 10 năm vận hành. Tuy nhiên, do những điều chỉnh trong chiến lược phát triển sản phẩm, hiện nay Zing Me đã bị “khai tử” để VNG tập trung nguồn lực cho các sản phẩm mới. 

Từ ngày 5/1/2023, VNG chính thức niêm yết trên sàn UpCOM với cổ phiếu mã VNZ có giá 240.000 đồng/cp và đã tăng chóng mặt trong thời gian ngắn, đạt đỉnh với giá 1.562.500 đồng/cp phiên hôm 16/2. 

Từ ngày 25/05, cổ phiếu VNZ bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đưa vào diện hạn chế giao dịch, do chậm nộp BCTC kiểm toán 2022. Theo đó, cổ phiếu VNZ chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.  

Kết phiên sáng 31/05, giá cổ phiếu VNZ ở mức 771.900 đồng/cp.    

Hoài Thương
Bạn đang đọc bài viết Sau kiểm toán, VNG lỗ lũy kế gần 1.534 tỷ đồng trong năm 2022 tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Tuổi trẻ EVNGENCO3 tổ chức hội trại truyền thống dip 26/3
Tại căn cứ Thành đoàn Tp.HCM thuộc núi Dinh và Hồ Tràm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Phát điện 3 vừa tổ chức Hội trại truyền thống kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
EVNGENCO 2 nộp ngân sách gần 1,46 nghìn tỷ đồng
Trong năm 2020, tổng số tiền Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO 2) ước nộp ngân sách nhà nước gần 1.460 tỷ đồng, trong đó nộp thuế cho ngân sách TP. Cần Thơ là 180 tỷ đồng.