Tài liệu hội thảo Giải pháp thúc đẩy quá trình CPH doanh nghiệp và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

19/05/2022, 16:48

TCDN - Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhiều mục tiêu cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016 - 2020 chưa đạt được kết quả như mong muốn, còn nhiều doanh nghiệp chưa hoàn thành CPH và chưa hoàn thành thoái vốn. Tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại các doanh nghiệp sau khi CPH vẫn cao.

ht2

Hệ thống các cơ chế chính sách pháp luật phục vụ quá trình CPH DN, đơn vị sự nghiệp công lập, thoái vốn nhà nước tại DN đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, đảm bảo chặt chẽ hơn, công khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN và DN có vốn nhà nước.

Theo đó, việc cơ cấu lại DNNN thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Với việc thực hiện phương án cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và kế hoạch CPH, thoái vốn nhà nước tại DN trong giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, số lượng DNNN đã giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015. Mặc dù số lượng DNNN chỉ còn chiếm khoảng 0,08% tổng số DN đang hoạt động trong cả nước tính đến thời điểm 31/12/2020, nhưng các DNNN vẫn đang nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng của nền kinh tế.

Công tác CPH, thoái vốn nhà nước tại DN có vốn nhà nước đã góp phần nâng cao năng lực tài chính, đổi mới phương thức quản trị DN và hoạt động hiệu quả hơn so với trước, tạo nguồn thu cho ngân sách; cơ bản đạt được mục tiêu bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, DN, nhà đầu tư và người lao động...

Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, chịu nhiều tác động từ đại dịch COVID-19, DNNN đã khẳng định được vị trí then chốt của kinh tế nhà nước, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Các tập đoàn, tổng công ty, DNNN luôn đi đầu trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhiều mục tiêu cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016 - 2020 chưa đạt được kết quả như mong muốn. Các kết quả thống kê cho thấy, còn nhiều DN chưa hoàn thành CPH và chưa  hoàn thành thoái vốn. Tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại các DN sau khi CPH vẫn còn cao, chưa đạt mục tiêu thay đổi phương thức quản trị DN.

Xem kỷ yếu hội thảo tại đây.

PV
Bạn đang đọc bài viết Tài liệu hội thảo Giải pháp thúc đẩy quá trình CPH doanh nghiệp và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại chuyên mục Tài liệu tham khảo của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Gắn trao quyền chủ động cho doanh nghiệp với giám sát, kiểm tra
Theo Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính, một trong những giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn tới là tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, trao quyền chủ động hơn cho doanh nghiệp gắn với giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm soát quyền lực.
Thủ tướng: Tại sao cổ phần hóa, thoái vốn lại không đạt kế hoạch?
Thủ tướng đặt câu hỏi: Tại sao công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước lại không đạt kế hoạch, vướng mắc vấn đề gì, nên thoái vốn ở những loại hình doanh nghiệp nào? Xác định giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế quyền thuê đất, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp… đã đầy đủ chưa, chặt chẽ chưa?
Cổ phần hóa chậm vì doanh nghiệp 'có tài chính phức tạp, nhiều đất đai'
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại giai đoạn này hầu hết là các doanh nghiệp lớn, có tình hình tài chính phức tạp, sở hữu nhiều đất đai; hoặc là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, gắn liền với các hoạt động của địa phương.