Tăng trưởng ngành Nông nghiệp đạt 3,83%

03/01/2024, 21:04
báo nói -

TCDN - Chiều 3/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024.

Năm 2023, Ngành nông nghiệp, nông thôn thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt về thị trường xuất khẩu lâm sản và thuỷ sản. Tuy nhiên, thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ sang tư duy kinh tế nông nghiệp, hội nhập quốc tế, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, trong năm qua ngành vẫn duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện.

Tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Tăng trưởng GDP ngành Nông nghiệp đạt 3,83%.

Tăng trưởng GDP ngành Nông nghiệp đạt 3,83%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt trên 53 tỷ USD; thặng dư thương mại cao nhất từ trước tới nay 12,07 tỷ USD, tăng 43,7%. Trong đó một số mặt hàng tăng cao kỷ lục như rau quả, gạo, điều. Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển theo hướng chế biến sâu, giá trị cao, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.

Ngành đã tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc gia, quốc tế (Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo, Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng chống thiên tai...), quảng bá hình ảnh, thương hiệu và thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

Đến nay, cả nước có khoảng 6.370/8.167 (78%) xã đạt chuẩn nông thôn mới, 270 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới. Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu; có 11.056 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.

Năm 2024, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu phát triển với các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3-3,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 54-55 tỷ USD; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 80%; tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 42,02%, nâng cao chất lượng rừng; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 58%; tỷ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới 82%.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, toàn ngành nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn; nhất là "Nông nghiệp bền vững, minh bạch và có trách nhiệm", thực hiện chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông lâm thủy sản; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định các nhiệm vụ và các giải pháp chính là kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng ngành. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng của năm ở mức cao nhất.

PV
Bạn đang đọc bài viết Tăng trưởng ngành Nông nghiệp đạt 3,83% tại chuyên mục Thị trường của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Sử dụng phân bón hữu cơ: Phát triển nông nghiệp xanh, an toàn và bền vững
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ trên nền sử dụng tối đa phụ phẩm nông nghiệp là hướng đi tất yếu để tiến đến nền nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu và tạo ra nông sản an toàn, có giá trị gia tăng cao.
Ngành Nông nghiệp chủ động triển khai đồng bộ các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm
Để các sản phẩm nông sản có thể xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Y tế triển khai đồng bộ các hoạt động hướng dẫn doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch, an toàn thực phẩm trong xuất khẩu nông sản nguồn gốc thực vật, thủy sản.