Tập đoàn, tổng công ty thoái gần 1.800 tỷ đồng vốn nhà nước

25/05/2020, 09:34

TCDN - Năm 2019 đã có 12 DNNN được phê duyệt phương án cổ phần hóa. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã thực hiện thoái vốn trị giá gần 1.800 tỷ đồng, thu về 3.300 tỷ đồng.

Chính Phủ vừa trình Quốc hội Báo cáo về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019 của Chính phủ, trong đó có đề cập vấn đề hoàn thiện cơ chế, chính sách, giúp việc quản lý, sử dụng vốn tại DNNN bảo đảm chặt chẽ, công khai minh bạch, tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

photo-153571038109715357103810971680177254-1565330746792

Chính phủ cho biết, năm 2019 đã có 12 DNNN được phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó 3 DNNN thuộc danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa đến hết năm 2020 theo Quyết định số 26 năm 2019 Thủ tướng.

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã thực hiện thoái vốn trị giá gần 1.800 tỷ đồng, thu về 3.300 tỷ đồng. Một số bộ, địa phương hoàn thành thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đạt tỷ lệ cao, như Bộ Tài chính (Công ty cổ phần In tài chính), Bộ Tài nguyên & Môi trường(đã thoái vốn tại 3/4 doanh nghiệp), Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

Các tỉnh được hoàn thành tốt được Chính phủ dẫn ra có Bình Định, Bình Thuận, Đắk Nông, Gia Lai, Hà Nam, Hòa Bình, Khánh Hòa, KonTum, Cà Mau.

Công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30 năm 2014 của Bộ Chính trị tiếp tục được đẩy mạnh, đạt kết quả tốt.

Hiện Thủ tướng đã phê duyệt phương án sắp xếp tổng thể đối với 40 địa phương, tập đoàn, tổng công ty (đạt 97,56%), với 253/256 công ty nông, lâm nghiệp (đạt 98,83%).

Năm 2019, có 44 công ty nông nghiệp (lũy kế đạt 74,42%) và 25 công ty lâm nghiệp (lũy kế đạt 86,76%) chuyển sang hoạt động theo mô hình mới. Các công ty nông, lâm nghiệp sau khi sắp xếp, chuyển đổi hoạt động hiệu quả hơn, cơ bản xử lý được tồn tại về tài chính, tranh chấp, lấn chiếm đất đai.

Vốn chủ sở hữu nhóm này cũng tăng lên hơn 27.800 tỷ đồng, doanh thu xấp xỉ 15.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2.300 tỷ đồng.

Báo cáo của Chính phủ nêu nhận định khái quát, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tích cực triển khai thực hiện phương án tái cơ cấu được duyệt, tập trung vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính, thực hiện có hiệu quả các biện pháp tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, việc thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp vẫn còn những tồn tại như việc rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất của doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian do lịch sử pháp lý đất đai phức tạp.

Một số cơ chế chính sách liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước có nhiều vướng mắc (vướng mắc liên quan đến việc sắp xếp, phê duyệt phương án sử dụng đất, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị các quyền sở hữu trí tuệ (giá trị văn hóa, lịch sử), phần vốn nhà nước để cổ phần hóa, thoái vốn theo quy định tại Nghị định số 126, Nghị định số 167cùng ban hành năm 2017 và Nghị định số 32năm 2018 của Chính phủ.

Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn tại một số Bộ, ngành, địa phương chậm.

Báo cáo điểm danh: Bộ Công Thương thoái vốn tại Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam. Bộ Giao thông vận tải thoái 30,4% vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Bộ Xây dựng thoái vốn tại 8/11 Tổng công ty cổ phần. Thành phố Hà Nội thoái vốn tại 31/34 doanh nghiệp.

Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp thuộc danh sách phải cổ phần hóa đến năm 2020 cũng còn nhiều, trong đó Hà Nội có 13 doanh nghiệp; TPHCM 38 doanh nghiệp; UB Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp 3 Tập đoàn, 3 Tổng công ty. Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng mỗi đơn vị còn 2 Tổng công ty.

Trần Văn Hiền
Bạn đang đọc bài viết Tập đoàn, tổng công ty thoái gần 1.800 tỷ đồng vốn nhà nước tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Bộ Công Thương muốn 'rút' VEAM khỏi danh mục thoái vốn trong năm 2020
Theo đề xuất của Bộ Công Thương, tiếp tục thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM), Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp, không đưa vào danh mục doanh nghiệp phải thoái vốn đến hết năm 2020.
Quản lý nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn: Đổi mới mô hình, tập trung nguồn thu về ngân sách
Nguồn thu từ thu cổ phần hóa, thoái vốn sẽ chuyển sang thu trực tiếp về NSNN, phân cấp thu giữa NSTW và NSĐP theo quy định của Luật NSNN… là nội dung được Bộ Tài chính đề xuất tại dự thảo Nghị định hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.
Đổi mới, sắp xếp DNNN: Chậm thoái vốn, trốn niêm yết
Trong 03 tháng đầu năm 2020, chỉ có 03 đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Hậu Giang được phê duyệt phương án cổ phần hóa; 04 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn. Trong khi đó, hàng trăm doanh nghiệp cổ phần hoá chưa thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK).