Thị trường Chứng khoán Việt Nam: Sự sợ hãi và cú lừa ngoạn mục

31/07/2020, 08:43

TCDN - Sự lệch pha kỳ lạ giữa diễn biến các chỉ số trên sàn giao dịch chứng khoán với bối cảnh đặc biệt của nó đã diễn ra trong tháng 4 liệu có lập lại trong tháng 8 tới đây?

“Cú lừa” ngoạn mục

Phiên giao dịch cuối cùng của quý I/2020 đã chứng kiến cơn lốc mang tên Covid-19 đạt đến cường độ đỉnh điểm và chỉ chịu dừng lại khi đã thổi bay hơn 54 tỷ USD vốn hóa khỏi thị trường, tương đương giảm 22,7% so với đầu năm. Điều này đồng nghĩa, con số vốn hóa tương đương 100,55% GDP chỉ còn 71,36% GDP sau 3 tháng.

Và đây cũng là thời điểm các trader bắt đầu làm quen với khái niệm “giãn cách xã hội”. Đồng thời khẩu hiệu “Cash is King” – “Tiền là vua” xuất hiện dày đặc trên khắp các diễn đàn, cùng những khuyến nghị nắm giữ tiền mặt, hạn chế giải ngân và quan sát thị trường chờ thời điểm thích hợp để “xuống tay” từ nhiều chuyên gia, công ty chứng khoán.

Thanh khoản tăng mạnh cho thấy dòng tiền nhập cuộc khi Vn-index đã phục hồi hơn 72%

Thanh khoản tăng mạnh cho thấy dòng tiền nhập cuộc khi Vn-index đã phục hồi hơn 72%

Tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh tiếp tục làm gia tăng tâm lý thận trọng và nhà đầu tư tìm kiếm nhiều hơn bằng chứng cho quá trình tạo đáy, mặc dù sau chạm mốc 662,23 điểm – đáy thấp nhất kể từ tháng 12/2016 – Vn-index đã bật tăng trở lại. Sự hoài nghi vẫn tiếp tục bởi hàng loạt phiên biến thiên trong biên độ vô cùng hẹp với sự đan xen liên tục của butterfly, graveston lẫn hammer.

Những phiên phục hồi được khuyến nghị thời điểm giảm tỷ trọng cổ phiếu nắm giữ, thậm chí là thoát vị thế. Các tín hiệu kỹ thuật liên tục bị nhiễu, khiến nhà đầu tư bối rối và do dự trong sự phán đoán xu hướng. Và khi chỉ số đã phục hồi hơn 132 điểm vào ngày 20/4, tương đương 40% giá trị đã mất trước đó, thì cũng là lúc sự hoài nghi được thay thế dần cho sự chờ đợi cơ hội nhập cuộc từ các phiên điều chỉnh.

116639249_341488476853019_4523815958346114331_n

Trong khi đó, các báo cáo của Dragon Capital Veil cũng cho thấy sự quy chiếu trên bối cảnh tăng trưởng không mấy sáng sủa của nền kinh tế để quyết định vị thế. Trong 2 tháng 4 và 5, Veil liên tục nâng tỷ trọng tiền mặt từ 3,77% lên 6,38%, giữa lúc các phiên liên tục giằng co, lực mua và bán cân bằng nhất định tạo ra những biên độ dao động hẹp, đi lên một cách xập xình, đầy thận trọng. Tuy nhiên, con số giải ngân trong thượng tuần tháng 5 cho thấy quỹ này đã mất sự kiên nhẫn.

Lịch sử có lặp lại?

Sự lệch pha đầy ngỡ ngàng giữa các chỉ số trên thị trường với bối cảnh tăng trưởng trì trệ do dịch bệnh và cùng nhiều yếu tố vĩ mô tiêu cực khác, hay cú lừa “ngoạn mục” của thị trường chứng khoán, phần nào được lý giải bởi số lượng tài khoản giao dịch được mở mới không ngừng tăng mạnh từ đầu năm. Chính xác hơn, là từ thời điểm thị trường phát tín hiệu downtrend. Có thể nói, đây là lực đỡ chính của thị trường trong thời gian vừa qua.

Theo thống kê của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), gần 60.000 tài khoản giao dịch cá nhân trong nước đã được mở mới trong 3 tháng đầu năm. Và cũng chỉ trong 3 tháng kế tiếp, con số này đã tăng hơn 165.300. Có thể nói, chính sự nhập cuộc của những trader mới đã giúp chỉ số chiến thắng các “ngưỡng kháng cự tâm lý” quan trọng, tạo nên đà phục hồi giữa lúc sự hoài nghi về các điểm bulltrap lan rộng.

116367964_1753112348182366_502058711852233093_n

Dòng tiền từ các F0 đã đẩy chỉ số bật tăng mạnh trong 6 phiên liên tiếp sau khi tạo đáy, rồi tiếp tạo nên “đà tiến” giằng co quyết liệt, kỳ lạ và đầy nghi hoặc, đến nỗi khẩu hiệu “Tiền là vua” vẫn tiếp tục xuất hiện dày đặc trên các diễn đàn cho đến khi thị trường lấy lại hơn một nửa những gì đã đánh mất. Và khi phần còn lại của thị trường không còn giữ được kiên nhẫn, ồ ạt nhập cuộc thì cũng là lúc dòng tiền “ứng cứu” trước đó lần lượt thoát khỏi thị trường, chốt thành quả.

Lực bán chốt lãi đã đẩy thị trường liên tục sideway, và sàn giao dịch phía Nam dần đánh mất gần 100 điểm từ đỉnh 900 thiết lập vào ngày 10/6, còn 801 điểm vào ngày 30/7. Phiên rơi mạnh trong ngày 24/7 đã text hỗ trợ MA100 tại vùng 815 – 817 điểm, và chính thức xuyên thủng tại phiên 27/7.

Cũng trong phiên này, chỉ số RSI cho thấy tín hiệu quá bán, trong khi MACD lại chỉ ra đà rơi chưa dừng lại khi nằm dưới ngưỡng 0 và nằm dưới đường tín hiệu. Tín hiệu này đã phần nào hỗ trợ thị trường phục hồi. Tuy nhiên, làn sóng Covid-19 thứ 2 đang ập đến, trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang và giá vàng trong nước, cũng như trên thế giới liên tục tăng mạnh, phá vỡ kỷ lục cũ, thiết lập mặt bằng giá mới báo hiệu tâm lý tìm kiếm “bến đỗ” an toàn cho tài sản.

Vậy, liệu dòng tiền mới có tiếp tục chiến thắng nỗi sợ, tạo lực đẩy thị trường hay các nhà đầu tư dạn dày đã học được bài học đắt giá về “cuộc chiến tâm lý” và nắm thế chủ động? Lịch sử có tiếp tục lặp lại trong tháng 8?

Sông Dinh
Bạn đang đọc bài viết Thị trường Chứng khoán Việt Nam: Sự sợ hãi và cú lừa ngoạn mục tại chuyên mục Chứng khoán của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Hai kịch bản cho TTCK tuần này 16 - 20/3
Các chuyên gia phân tích SSI nhận định, TTCK tuần này có thể vận hành theo 02 kịch bản. Kịch bản 1: VNINDEX không đánh gãy đáy 750 điểm. Kịch bản 2: Phục hồi ngắn hạn, nhưng áp lực bán tăng dần khiến VNIDEX đánh gãy đáy 750 điểm trước đó. Vậy nhà đầu tư nên ứng phó thế nào?
Quy mô vốn hóa TTCK đạt khoảng 81% GDP
Tính đến ngày 29/7/2019, chỉ số VN-Index đạt 997,94 điểm, tăng 9,7% so cuối năm 2018; quy mô vốn hóa đạt khoảng 81% GDP, tăng khoảng 14% so cuối năm 2018.