Xu hướng Tiêu dùng xanh – Phát triển bền vững hướng tới Net Zero 2050

31/12/2023, 15:26
báo nói -

TCDN - Tiêu dùng xanh trở thành một xu hướng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn đề này rất phổ biến tại các nước phát triển và lan tỏa mạnh mẽ sang các nước đang phát triển có thu nhập ở mức trung bình trở lên trong nhiều năm gần đây.

Sáng 29/12, tại Tp.HCM, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam giao Tạp chí Kinh tế Môi trường phối hợp cùng Công ty Cổ phần Đại Việt Hương tổ chức Hội thảo Tiêu dùng xanh – Phát triển bền vững hướng đến Net Zero 2050. 

Hội thảo với sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế môi trường, tiêu dùng bền vững, chuyên gia pháp lý, nhà báo am hiểu về lĩnh vực tiêu dùng và doanh nghiệp đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh sản phẩm xanh để làm rõ hơn các chính sách, quy định và nhằm tuyên truyền đến người dân về việc tiêu dùng xanh.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, khách mời đã trao đổi về các nội dung như: Ngành sản xuất tiêu dùng chuyển mình theo hướng xanh: Thực trạng và giải pháp bắt buộc; Tiêu dùng xanh nhìn từ các chính sách, quy định hiện hành tại Việt Nam; Tiêu dùng xanh để hướng đến Net Zero 2050; Tiêu dùng xanh, xu hướng tất yếu trên thế giới; Xây dựng chuỗi giá trị xanh phi phát thải như là cốt lõi của mô hình kinh doanh bền vững…

Ở Việt Nam, tiêu dùng xanh là một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, tiêu dùng xanh đang được nhắc đến rất nhiều khi mà việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sức khỏe được người dân hết sức chú trọng. Vì vậy, tiêu dùng xanh ngày càng được quan tâm, cùng với các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững đối với môi trường.

Thực tế cho thấy, có khá nhiều văn bản thể hiện Việt Nam đã, đang và sẽ triển khai các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững. Cụ thể là Tuyên ngôn quốc tế và Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (1999); các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn (1999)...

Đặc biệt, Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Việt Nam đã khẳng định yêu cầu cấp thiết của việc chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu.

PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch VUSTA - Chủ tịch sáng lập Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế môi trường phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: BTC.

PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch VUSTA - Chủ tịch sáng lập Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế môi trường phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: BTC.

Phát biểu khai mạc buổi Hội thảo, PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch VUSTA - Chủ tịch sáng lập Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường cho biết, hiện nay, tiêu dùng xanh trở thành một xu hướng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn đề này rất phổ biến tại các nước phát triển và lan tỏa mạnh mẽ sang các nước đang phát triển có thu nhập ở mức trung bình trở lên trong nhiều năm gần đây.

Theo PGS.TS Trương Mạnh Tiến, tại Việt Nam, tiêu dùng xanh là một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, tiêu dùng xanh đang được nhắc đến rất nhiều khi việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sức khỏe được người dân hết sức chú trọng. Vì vậy, tiêu dùng xanh ngày càng được quan tâm, cùng với các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững đối với môi trường.

Và theo nhiều nghiên cứu, thuật ngữ “tiêu dùng xanh” xuất hiện lần đầu ở các nước phát triển sớm, nhanh, mạnh, tốc độ cao như Mỹ và các nước Tây Âu. Khi đó, các nhà khoa học nhìn ra các hậu quả, thiệt hại môi trường do chính quá trình phát triển gây nên. Do đó, các nhà nghiên cứu chuyển sang một cách tiếp cận mới, khác trước, đó là tiếp cận quá trình tiêu dùng, người tiêu dùng để tìm cách giảm thiểu tác động có hại đến sức khỏe con người, đến sức khỏe hệ sinh thái hay nói chung là tác hại đến môi trường.

Hiện nay không chỉ tiêu dùng mà hàng loạt hoạt động, hàng hóa có thêm bổ ngữ “xanh” đi kèm như giao thông xanh, sản xuất xanh, năng lượng xanh, thực phẩm xanh,…đều có cùng nội hàm vì môi trường, bảo vệ môi trường.

“Bức tranh về chủ đề tiêu dùng xanh là rất rộng. Chung quy tiêu dùng xanh là lựa chọn được những sản phẩm an toàn với con người, thân thiện với môi trường. Nhưng làm sao để đạt được điều đó thì chủ để tiêu dùng xanh cần phải được quan tâm, xem xét, nghiên cứu nhiều hơn nữa”- GS.TS Hoàng Xuân Cơ nhấn mạnh.

Bà Trần Thị Quỳnh Mai, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tài nguyên Môi trường Paulownia VN Nam Á cho biết: Khó khăn mà doanh nghiệp của bà đang gặp phải là khi người dân trồng cây xong nhưng không có người mua vì chưa đưa vào danh mục của nhà nước thì không được bảo hộ, không bảo hộ thì không được chi trả như vậy là bất hợp lý.

Bà Mai đại diện Công ty TNHH MTV Tài nguyên Môi trường Paulownia VN. Ảnh: BTC.

Bà Mai đại diện Công ty TNHH MTV Tài nguyên Môi trường Paulownia VN. Ảnh: BTC.

Cũng theo bà Quỳnh Mai cho biết: “Chúng tôi có những đơn đặt hàng từ nước ngoài như Irael trả chúng tôi 1 triệu USD để xin làm cây này, nhưng nếu mình hợp tác thì sẽ mất bản quyền liền, bởi vì cây này có nguồn gốc từ Việt Nam”.

Ngoài ra, doanh nghiệp của bà Mai cũng mong muốn được đăng ký lộ trình bán tín chỉ carbon, đăng ký nhãn để trồng rừng cho Chính phủ theo các tiêu chí hiện hành.

Còn theo Luật sư Trương Anh Tú, Phó trưởng VPĐD Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tại khu vực phía Nam, việc hiện thực hoá tiêu dùng xanh, áp dụng vào thực tiễn đời sống còn đối diện với nhiều thách thức. Trong đó, hai thách thức lớn nhất đối với tiêu dùng xanh là vấn đề giá sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và thói quen tiêu dùng.

Lý giải, Luật sư Trương Anh Tú cho biết, hiện tại các sản phẩm tiêu dùng xanh trên thị trường giá cao hơn các sản phẩm khác từ 20 - 40%; cùng với đó, người tiêu dùng Việt Nam đã quen với những sản phẩm, hàng hoá mang tính nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm và có thể sử dụng được lâu dài, sử dụng nhiều lần như túi nilon, chai nhựa (plastic) thay vì các sản phẩm có công dụng tương tự như lá, giấy, tre nứa, các sản phẩm từ gỗ…

Luật sư Trương Anh Tú giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về vấn đề pháp lý liên quan đến tiêu dùng xanh, phát triển bền vững. Ảnh: BTC.

Luật sư Trương Anh Tú giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về vấn đề pháp lý liên quan đến tiêu dùng xanh, phát triển bền vững. Ảnh: BTC.

Về giải pháp, Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định pháp luật nhằm đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế xanh đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng; đồng thời, huy động nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh, chú trọng nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công và chi thường xuyên cho các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về tăng trưởng xanh...Luật sư Trương Anh tú chia sẻ.

Cùng với đó, Việt nam cũng cần xây dựng, hoàn thiện và áp dụng nghiêm túc, triệt để các công cụ chính sách tài chính ưu đãi, các chương trình, giải pháp thúc đẩy thị trường vốn, bảo hiểm xanh; sử dụng các công cụ thuế phí để điều chỉnh hành vi tiêu dùng không hợp lý, có hại cho sức khỏe, văn hóa và môi trường.

Đồng thời, cần truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng. Phổ biến các thực hành tốt và hành động thiết thực về lối sống, tiêu dùng xanh, hài hòa vốn thiên nhiên, gắn kết với các giá trị truyền thống.

Thanh Thanh
Bạn đang đọc bài viết Xu hướng Tiêu dùng xanh – Phát triển bền vững hướng tới Net Zero 2050 tại chuyên mục Nhịp cầu doanh nghiệp của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

7 Xu hướng Du lịch năm 2024 sẽ phát triển nhờ trí tuệ AI
Để hiểu thêm xu hướng Du lịch những năm tới, Booking.com đã ủy thác nghiên cứu trên hơn 27.000 khách du lịch trên 33 quốc gia và vùng lãnh thổ, kết hợp với dữ liệu của nền tảng du lịch kỹ thuật số hàng đầu và đưa ra 7 dự đoán du lịch năm 2024.