CIEM: Một số lĩnh vực cải cách “chạm trần thể chế”

29/10/2021, 10:56

TCDN - Bà Trần Hồng Minh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, một số lĩnh vực cải cách có thể đã “chạm trần thể chế”, khó có thể tạo thêm đột phá nếu không có những cách làm, giải pháp mới hơn, quyết liệt hơn.

Ngày 29/10, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) tổ chức Hội nghị tham vấn cấp cao “Cải cách hướng tới phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế: Trọng tâm và lộ trình đến năm 2025”.

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho rằng, chúng ta vẫn nhìn thấy những điểm sáng trong việc định hình tư duy cải cách thể chế kinh tế thông qua việc đề ra nhiều giải pháp tạo động lực cho nền kinh tế; phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

“Tuy nhiên, cùng với việc nhấn mạnh nhiều nhiệm vụ cải cách, chúng ta cũng phải đối mặt với rủi ro về nhiều cải cách mang tính dàn trải, thiếu trọng tâm. Trong khi đó, một số lĩnh vực cải cách có thể đã “chạm trần thể chế”, khó có thể tạo thêm đột phá nếu không có những cách làm, giải pháp mới hơn, quyết liệt hơn”, bà Minh nhấn mạnh.

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM.

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM.

Theo bà Minh, trong bối cảnh ấy, tư duy về đổi mới quốc gia theo hướng hiện đại lại càng cần thiết, để hỗ trợ cho cải cách, giúp chúng ta tránh được tình trạng “làm nhiều, làm liên tục nhưng hiệu quả cải cách lại chưa tương xứng với yêu cầu và kỳ vọng”.

Chia sẻ về Báo cáo đề dẫn “Một số vấn đề và ưu tiên cải cách hướng tới phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2025”, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, CIEM đưa ra 5 vấn đề trọng tâm trong giai đoạn tiếp theo: duy trì cải cách trong quá trình phục hồi, và yêu cầu đặt ra là cải cách song song, thay vì cải cách sau khi đã phục hồi kinh tế; Huy động và sử dụng nguồn lực, đặc biệt là hiệu quả sử dụng nguồn lực; Không gian cho các hoạt động kinh tế mới một cách bền vững; những yêu cầu/đòi hỏi thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả, tạo động lực cho cải cách thể chế, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; và Nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế, trong đó quan tâm nhiều hơn đến khu vực kinh tế tư nhân, hay tư duy về tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Theo TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, việc quan trọng là cải cách khắc phục những vết sẹo của dịch COVID-19 để lại.

Ông Lực đưa ra 4 vấn đề cần thực hiện để vượt qua đại dịch, nhiều nước đã thực hiện thành công: chuyển số số và kỹ năng số; hệ thống mạng lưới an sinh xã hội an toàn tốt hơn; mức độ lành mạnh và sức chống chịu của hệ thống tài, quản trị quốc gia và luôn có kế hoạch dự phòng và năng lực dự báo; năng lực y tế và năng lực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.

Trong đó, ưu tiên cải cách tập trung vào 3 điểm yếu của chúng ta như tính minh bạch, chất lượng văn bản pháp luật chưa cao, tính đồng bộ, nhất quán còn thấp, hướng dẫn chậm, thực thi chưa tốt, chưa hiệu quả, thủ tục hành chính còn nhiều vấn đề; cần có đột phá hơn nữa thể chế để phát triển hạ tầng; tận dung các nguồn lực cải cách hiện nay như tái cơ cấu 12 dự án ngành Công Thương, các dự án bất động sản đang ách tắc…

An Nhiên
Bạn đang đọc bài viết CIEM: Một số lĩnh vực cải cách “chạm trần thể chế” tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Trung ương xem xét việc lùi thời điểm thực hiện cải cách tiền lương
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay, Ban cán sự đảng Chính phủ đã nghiên cứu, xây dựng các báo cáo về tình hình phòng, chống đại dịch COVID-19; quan điểm, chủ trương và giải pháp về phòng, chống dịch, tài chính ngân sách nhà nước trong đó có việc lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Quyết tâm cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2022
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ từ 01/7/2022 thực hiện cải cách tiền lương, do đó, phải quyết tâm áp dụng cải cách tiền lương và cương quyết bỏ các cơ chế đặc thù. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính và Hội đồng cải cách tiền lương tính toán kỹ lưỡng, bảo đảm hợp lý.
G20 'chốt' các bước cải cách thuế toàn cầu
Các quan chức tài chính của Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) cho biết họ đã đạt được thỏa thuận về cách thức đi đến một "cấu trúc thuế quốc tế ổn định hơn và công bằng hơn".