Hoạ sĩ Văn Thạnh tự tình bên bộ tranh “Trăng thu”

06/01/2020, 11:11

TCDN - Mới đây, hoạ sĩ Văn Thạnh trình làng bộ tranh “Trăng thu” đến với những người đam mê hội hoạ. “Trăng thu” diễn tả về khung cảnh mùa thu cây cỏ, hoa lá úa vàng, một vẻ đẹp của sự tàng tạ thiên nhiên.

“Họa sĩ Văn Thạnh đã không đánh mất chính mình và thực sự tìm ra bạn là ai trong cuộc sống của mình. Qua tất cả những khó khăn, những nỗi buồn mà Văn Thạnh đã phải chịu đựng và những lo lắng, sự lo lắng khi nghĩ về nghệ thuật thực sự là gì. Điều quan trọng nhất là bạn đã tự xác định mình. Một con đường đúng là yếu tố chính để bước đi.

Hoạ sĩ Văn Thạnh đã sở hữu tính năng giúp bạn trở nên cụ thể, bạn là một nghệ sĩ tự nhiên, thuần khiết và trung thực. Tính năng này được thể hiện rõ ràng trong các chủ đề vẽ tranh của em, cách sáng tạo nghệ thuật - hình ảnh của em hầu hết các bức tranh của em có hình minh họa đẹp của hoa tươi và lá đẹp. Hoa và lá, những người làm cho hạnh phúc. Em ấy đã áp dụng những suy nghĩ sáng tạo của thế hệ nghệ sĩ lớn tuổi về nghệ thuật trang trí, biết cách trang trí hoa và lá và phát triển phong cách của mình để thể hiện vẻ đẹp tự nhiên của Đất Trời”, giáo sư Đặng Quý Khoa nhận xét về bộ tranh “Trăng thu”.  

Họa sỹ Văn Thạnh – Người thổi hồn quê vào tranh

Họa sỹ Văn Thạnh – Người thổi hồn quê vào tranh

Thay lời muốn nói “Trăng thu” là sự khổ cực của những người con gái nghèo ở làng quê, tuy là cô gái đẹp, nhưng không có cơ hội được học hành đến nơi đến chốn, hiếm khi được trang điểm, tô môi kẽ mắt và phải lao động cả đêm ngày trên cánh đồng lúa nước... Những cô gái này dù là đang trong độ tuổi xuân thì, nhưng phải làm vất vã làm lụng sớm hôm, cũng như những chiếc lá mùa thu rơi rụng, dù khung cảng rất đẹp, nhưng những cô gái nghèo phải hòa vào dòng người đi lao động nơi xa sứ, khi chỉ mới bước vào tuổi đầu đẹp nhất của người con gái.

Họ chôn vùi tuổi trẻ ở sứ người, có ngững cô gái thì đi làm dâu cho cả gia đình, anh em cha mẹ chồng ngoại quốc. Họ chôn vùi thời đẹp nhất của đời người con gái, họ không mơ được nổi cả một mùa thu dù trong ban ngày và con cái cũng chẳng có nổi một tương lai! Thân phận của người thiếu nữ vùng nông thôn lớn lên trong một xã hội đầy sự cám dỗ, nhiều sự mê hoặc, dễ dẫn đến sa ngã, họ sống trong một xã hội, đang trên đà hội nhập với thế giới, có nhiều cơ hội phát triển cũng như đầy sự thách thức cạm bẫy đối với họ…   

Nói đến họa sỹ Văn Thạnh, người ta thường mường tượng tới những cảm xúc thôn quê, mộc mạc của con người miền Tây nơi quê anh sinh ra. Là người có niềm đam mê, sáng tạo không ngừng nghỉ trong nghệ thuật mà hiếm có họa sỹ nào có được. Hơn hết, anh có một người Mẹ, hy sinh một phần đời mình để đi theo, lo lắng, chăm sóc cho “đứa con cưng” 40 tuổi của mình hàng chục năm nay, để anh có thể yên tâm cống hiến cho nghệ thuật.

Nhận xét về tranh sơn mài hiện đại của Văn Thạnh, nhà phê bình - lý luận Chương Phi Đức, Hiệu phó Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM đánh giá: “Ở Việt Nam, Văn Thạnh là một trong số ít ỏi các họa sĩ tranh sơn mài đương đại. Sự khác biệt trong tranh của Văn Thạnh, đó chính là sự kết hợp giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, Văn Thạnh với bút pháp mới lạ kết hợp giữa “lối trang trí và lập thể”.

Nhận xét về tranh sơn mài hiện đại của Văn Thạnh, nhà phê bình - lý luận Chương Phi Đức, Hiệu phó Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM đánh giá: “Ở Việt Nam, Văn Thạnh là một trong số ít ỏi các họa sĩ tranh sơn mài đương đại. Sự khác biệt trong tranh của Văn Thạnh, đó chính là sự kết hợp giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, Văn Thạnh với bút pháp mới lạ kết hợp giữa “lối trang trí và lập thể”.

Đối lập với những bức tranh biểu hiện, đương đại đó, ta bắt gặp nhiều bức tranh trừu tượng khá độc đáo, chỉ riêng anh mới có. Sự thể hiện đầy đột phá trong nghệ thuật, kỹ thuật dùng sơn và phối màu đầy mới lạ tùy theo chủ đề và ý nghĩa của bức tranh mà anh muốn thể hiện. Khi xem tranh của họa sỹ Văn Thạnh, ta có cảm giác thân quen, đời thường, mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Là người có nhiều năm cống hiến cho nghệ thuật, trải qua biết bao thăng trầm, biến cố khi phải bán hết hơn 20 công ruộng và nhà cửa ở quê để nuôi dưỡng tâm hồn nghệ thuật. Giờ đây, Họa sỹ Văn Thạnh đã gặt hái được không ít thành công khi tranh của anh dần được công chúng biết đến và ái mộ. Nhà phê bình tranh Phụng Quốc Hàm từng đánh giá: "Tranh của Văn Thạnh có chiều sâu hun hút, trong tranh ta không khó bắt gặp những nét chân quê mộc mạc mà không phải người họa sỹ nào cũng có được".

Họa sĩ Nguyễn Văn Thạnh sinh năm 1981 tại Sóc Trăng; Hội viên hội Mỹ Thuật Việt Nam, hội viên hội Mỹ thuật TP.HCM. Anh từng tham gia nhiều triển lãm: Triển lãm Vì ánh mắt trẻ thơ; triển lãm nhóm Mỹ thuật đương đại TP.HCM; Triển lãm cá nhân Ngàn năm Thăng Long và sơn mài hiện đại; Triển lãm sơn mài Sài Gòn; Triển lãm cá nhân Tranh và quá trình sáng tạo…

Hàn Giang
Bạn đang đọc bài viết Hoạ sĩ Văn Thạnh tự tình bên bộ tranh “Trăng thu” tại chuyên mục DOANH NHÂN của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận