Kiến nghị gỡ vướng mắc thuế VAT với lĩnh vực thư tín dụng

25/01/2024, 13:29

TCDN - Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế 5 vấn đề xem xét nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện nộp thuế VAT đối với hoạt động thư tín dụng (L/C) của các tổ chức tín dụng.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết nhận được nhiều phản ánh về vướng mắc trong triển khai nộp thuế VAT đối với nghiệp vụ thư tín dụng như nguồn nộp thuế, hạch toán tiền nộp thuế, kê khai bổ sung hồ sơ thuế, kê khai, tính nộp nộp thuế tại các đơn vị, cách tính thuế VAT…

Do đó, Hiệp hội Ngân hàng đề xuất với Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ cho phép các tổ chức tín dụng bắt đầu kê khai, nộp bổ sung thuế VAT đối với hoạt động L/C kể từ kỳ thuế VAT tháng 11/2013 theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế 2019.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Cho phép tổ chức tín dụng hạch toán số tiền thuế VAT đối với hoạt động LC truy thu từ năm 2013 đến nay vào chi phí bất thường trong năm thực hiện và được hạch toán giảm lợi nhuận do khoản thuế này là nghĩa vụ của Khách hàng mà Ngân hàng không thể thu hồi lại được từ Khách hàng.

Cho phép tổ chức tín dụng kê khai thuế VAT bổ sung theo từng năm, không phải kê khai điều chỉnh tờ khai của từng tháng

Cho phép tổ chức tín dụng nộp thuế VAT tập trung tại Trụ sở chính, không phải kê khai và nộp thuế về cục thuế địa phương. Trường hợp cần điều tiết về cục thuế địa phương, Tổng cục thuế thực hiện điều tiết về cục thuế địa phương.

Không xử phạt chậm nộp thuế VAT cũng như phạt vi phạm hành chính do đây không phải là lỗi của các tổ chức tín dụng, đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế theo khoản 11 Điều 16 Luật Quản lý Thuế 2019.

Hà Linh
Bạn đang đọc bài viết Kiến nghị gỡ vướng mắc thuế VAT với lĩnh vực thư tín dụng tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Bỏ truy thu thuế GTGT đối với thư tín dụng?
Hiệp hội Ngân hàng vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính và NHNN để đặt vấn đề truy thu thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các khoản thu liên quan thư tín dụng sẽ gây tác động xáo trộn lớn ảnh hưởng xấu tới hoạt động của ngân hàng.