Sacombank chi nhánh Thanh Hóa lập chứng từ khống?

22/11/2019, 08:05

TCDN - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Thanh Hóa (Sacombank Thanh Hóa) vừa bị một doanh nghiệp tố cáo vì có nhiều dấu hiệu vi phạm như làm sai số CMND trong hợp đồng kinh tế, thu tiền nhưng không vào sổ, nộp tiền mặt nhưng chưa chuyển khoản, giải ngân thiếu gốc… nhằm lừa dối khách hàng.

Mới đấy, tòa soạn Tài chính Doanh nghiệp nhận được đơn thư phán ảnh của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Phú Lộc, có địa chỉ ở Khu 4, thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu, tỉnh Thanh Hóa (Công ty Phú Lộc) về việc Sacombank Thanh Hóa có nhiều hành vi vi phạm pháp luật như lập chứng từ khống nhằm chiếm đoạt tài sản của Công ty này.

Sau khi phát hiện nhiều dấu hiệu sai phạm của Sacombank Thanh Hóa nhằm chiếm đoạt tài sản nên công ty Phú Lộc đã gửi đơn tố cáo đên cơ quan chức năng, trong đó có tòa soạn Tài chính Doanh nghiệp.

Sau khi phát hiện nhiều dấu hiệu sai phạm của Sacombank Thanh Hóa nhằm chiếm đoạt tài sản nên công ty Phú Lộc đã gửi đơn tố cáo đên cơ quan chức năng, trong đó có tòa soạn Tài chính Doanh nghiệp.

Nộp tiền nhưng chưa chuyển khoản?

Trong nội dung đơn nêu rõ, từ năm 2007 đến 2009, công ty Phú Lộc nhiều lần chuyển tiền cho công ty Khánh An (thanh toán tiền hàng - PV) thông qua Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thanh Hóa.

Theo đại diện của công ty Phú Lộc, sau khi đối chiếu với công ty Khánh An về công nợ thì phát hiện ra nhiều dấu hiệu mập mờ, bất thường trong các chứng từ, hồ sơ sau mỗi lần giao dịch nên phía công ty Phú Lộc đã đề nghị Ngân hàng làm rõ. Tuy nhiên, cho đến nay Sacombank Thanh Hóa tỏ ra bất nhất, phần thì công nhận, phần chối bỏ trách nhiệm.

Bà Nguyễn Thị Dậu, Giám đốc công ty Phú Lộc cho biết: "Tất cả các giao dịch chúng tôi đều có biên lai, chứng từ còn chuyển như thế nào đó là việc của phía Ngân hàng. Nếu một trong các đối tác của chúng tôi vẫn chưa nhận được tiền sau mỗi lần chuyển thì trách nhiệm thuộc về Ngân hàng". 

"Thời điểm đó, cũng là lúc tôi bị bệnh nặng lúc tỉnh, lúc mê nên mọi việc gặp khó, và cũng vì tin tưởng phía Sacombank Thanh Hóa nên chỉ việc ký khi có thông báo từ Ngân hàng hoặc những lúc công ty có nhu cầu chuyển khoản. Nhiều lần chúng tôi nộp tiền mặt để chuyển cho đối tác, biên lại nộp tiền có, chữ ký của giao dịch viên có, dấu đỏ có nhưng đến nay phía Ngân hàng cho rằng không hợp lệ vì kiểm quỹ không có" (?) Bà Dậu bức xúc.

Uỷ nhiệm chi lập 2007, nhưng mục dành cho Ngân hàng lại ghi vào năm 2008?

Uỷ nhiệm chi lập 2007, nhưng mục dành cho Ngân hàng lại ghi vào năm 2008?

Thông qua tài liệu của Khách hàng cung cấp cho thấy, công ty Phú Lộc đã rất nhiều phiên giao dịch chuyển tiền cho công ty Khánh An với các mức tiền khác nhau, tất cả đều có chứng từ và được lưu giữ.

Và tra theo thống kê từ sổ phụ tài khoản của Khách hàng, thì 6 lần công ty Phú Lộc nộp tiền chuyển khoản nhưng thực tế chưa chuyển như nội dung đơn đã tố cáo bao gồm: ngày 14/3/2007 số tiền 201.000.000 đồng; ngày 17/3/2008 số tiền 34.000.000 đồng; ngày 19/3/2008 số tiền 79.000.000 đồng; ngày 18/9/2008 số tiền 86.821.390 đồng và ngày 17/3/2009 số tiền 79.700.000 đồng.

Được biết, ngày 24/3/2017, công ty Phú Lộc và Sacombank Thanh Hóa, cùng với đại diện Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa có buổi làm việc liên quan đến vấn đề này. Theo đó, công ty Phú Lộc đề nghị Ngân hàng Sacombank Thanh Hóa xác minh, làm rõ và cung cấp chứng từ để chứng minh những số lần giao dịch với Ngân hàng mà công ty Phú Lộc chuyển cho công ty Khánh An qua Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

Về khoản giao dịch ngày 14/3/2007, Sacombank Thanh Hóa đã trả lời chi tiết với công ty Phú Lộc “công ty Phú Lộc không có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sacombank Thanh Hóa, các lệnh chuyển tiền bằng UNC của công ty Phú Lộc xuất phát từ nhận nợ vay. Ngày 14/3/2007 công ty Phú Lộc không nhận nợ vay nên không có giao dịch chuyển tiền ngày 14/3/2007” (?Ị)

Năm 2017 công ty Phú Lộc đã đề nghị phía Ngân hàng Sacombank Thanh Hóa làm rõ những dấu hiệu mập mờ trong giao dịch. Thành phần tham gia có đại diện Ngân hàng nhà nước tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên sự việc đến nay đang bị rơi vào im lặng?

Năm 2017 công ty Phú Lộc đã đề nghị phía Ngân hàng Sacombank Thanh Hóa làm rõ những dấu hiệu mập mờ trong giao dịch. Thành phần tham gia có đại diện Ngân hàng nhà nước tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên sự việc đến nay đang bị rơi vào im lặng?

Mặc dù Sacombank Thanh Hóa trả lời như thế, tuy nhiên, trong giấy ủy nhiệm chi ngày 14/3/2007 với số tiền 201.000.000 đồng của công ty Phú Lộc chuyển khoản cho công ty Khánh An có xác nhận từ phía Ngân hàng từ trưởng phòng kế toán là Nguyễn Thị Lan ký xác nhận, đến Phó Giám đốc bà Ngô Thị Thu cũng đã ký và đóng dấu xác nhận.

Và có một điều vô cùng khó hiểu ở Phiếu ủy nhiệm chi này: Ủy nhiệm chi được lập ngày 14/3/2007, nhưng lại không có số, và tại ô xác nhận của bên Ngân hàng có dòng "ghi sổ tháng 3/2008".

Câu hỏi đặt ra, tại sao ủy nhiệm chi ngày 14/3/2007 nhưng phần dành cho Ngân hàng lại ghi sổ vào tháng 3/2008?

Nhiều khoản nhận nợ nhưng chưa chuyển khoản

Cụ thể, ngày 06/11/2007 công ty Phú Lộc có nhận nợ TKLD 062610002 là 100.000.000 đồng, ngày 02/6/2008 là 100.000.000 đồng, ngày 14/3/2008 là 201.000.000 đồng, ngày 17/3/2008 nhận nợ TKLD 0807700007 là 79.700.000 đồng…đều chuyển cho công ty Khánh An.

Trong số lần nhận nợ chuyển khoản trên, giao dịch nhận nợ ngày 14/3/2008 với số tiền 201.000.000 đồng thể hiện nhiều mập mờ, sai phạm.

Theo đó, ngày 14/3/2008, công ty Phú Lộc nhận nợ tại Sacombank Thanh Hóa với số tiền 201.000.000 đồng, số HĐ LD0826200004 để chuyển khoản cho công ty Khánh An.

Tuy nhiên, lần tra theo lịch sử chuyển tiền từ sổ phụ khách hàng được Sacombank Thanh Hóa thì số tiền trên được lệnh chuyển đi vào ngày 18/9/2008. Như vậy, mãi 06 tháng sau số tiền trên mới được chuyển?

Mặc dù có lệnh chuyển tiền chậm 6 tháng được thể hiện trong sổ theo dõi khách hàng, nhưng trên thực tế lại khác, cụ thể là cho đến nay số tiền trên phía khác hàng của công ty Phú Lộc vẫn chưa nhận được.

Uỷ nhiệm chi sửa số năm lẫn lộn giưa 2007 và 2008. Công ty phú Lộc nhận nợ ngày 14/3/2008 nhưng trong sổ theo dõi khách hàng lệnh chuyển tiền được thực hiện ngày 18/9/2008?

Uỷ nhiệm chi sửa số năm lẫn lộn giưa 2007 và 2008. Công ty phú Lộc nhận nợ ngày 14/3/2008 nhưng trong sổ theo dõi khách hàng lệnh chuyển tiền được thực hiện ngày 18/9/2008?

Bà Nguyễn Thị Dậu khẳng định: "Hiện nay đối tác của công ty vẫn chưa nhận được tiền, biên lai chúng tôi vẫn giữ. Hơn nữa, công ty Phú Lộc nhận nợ của Sacombank Thanh Hóa từ 14/3 tức Ngân hàng đã tính lãi tại thời điểm đó nhưng cho mãi tới 18/9 mới có lệnh chuyển tiền, mà thực tế chỉ là lệnh chuyển ảo".

"Phía Ngân hàng đã công nhận khoản nợ 201.000.000 đồng tới nay chưa chuyển, nhưng chưa giải quyết dứt điểm cho chúng tôi. Đây là hành vi lừa dối khách hàng, lập khống nhằm chiếm đoạt tài sản của khách hàng". Bà Dậu nói thêm.

Về việc này, Sacombank Thanh Hóa cũng đã trả lời công ty Phú Lộc như sau: "Đính kèm CV số 390/CNSG-KTNQ. Đã chuyển khoản ngày 17/3/2007 (do ngày 14/3/2008 là thứ 6 và giải ngân muộn)” (?)

Câu hỏi đặt ra, tại sao Sacombank Thanh Hóa trả lời khách hàng đã chuyển khoản ngày 17/3/2007, sau đó bị chậm lại là 14/3/2008?

Những nội dung này mới chỉ phán ánh một phần rất nhỏ trong đơn thư phản ánh gửi đến cơ quan Báo chí cũng như đơn tố cáo của công ty Phú Lộc gửi cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa. 

Để làm rõ thêm vấn đề và thông tin tới bạn đọc, Pv Tài chính Doanh nghiệp cũng đã liên hệ, đặt lịch làm việc với Ngân hàng Sacombank Thanh Hóa. 

Tài chính Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

 

Doãn Tài – Phạm Ân
Bạn đang đọc bài viết Sacombank chi nhánh Thanh Hóa lập chứng từ khống? tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Thanh Hóa: Huyện Hậu Lộc gây khó khăn cho doanh nghiệp?
Trong khi doanh nghiệp đang gõ cửa xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng (GPMB) từng m2 đất của các hộ dân để hình thành dự án, thì chính quyền địa phương lại gây khó dễ khiến doanh nghiệp lao đao.
Nhiều bất thường trong các gói thầu thiết bị y tế ở Thanh Hóa
Bỏ thầu với giá sản phẩm thấp hơn gần 2 tỷ đồng nhưng bị trượt, giấy bảo lãnh dự thầu sai ngày, hay việc liên tiếp trúng các gói thầu trong khi năng lực chưa được đảm bảo là những gì đang diễn ra tại nhiều gói thầu của ngành Y tế tỉnh Thanh Hóa.