SEVN sa thải người lao động trái luật?

12/06/2020, 17:24
báo nói -

TCDN - Tịch thu điện thoại cá nhân để lấy thông tin, cho người lao động nghỉ việc không lý do chính đáng, Scheider Electric Việt Nam liệu có coi thường pháp luật Việt Nam?

Lợi dụng tình hình dịch bệnh nCoV tại Việt Nam, Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam đã thực hiện sa thải hàng loạt người lao động. Lãnh đạo của Schneider Electric Việt Nam hành vi cưỡng đoạt thông tin cá nhân của người lao động. Hành vi có hệ thống, được thực hiện một cách chuyên nghiệp bởi người được xem là Giám đốc nhân sự của doanh nghiệp này.

Cụ thể, PV Tài chính Doanh nghiệp nhận được đơn tố cáo của một số nạn nhân, nguyên là người lao động của SEVN. Người lao động đang làm việc tại Công ty thì bất ngờ bị một người tự xưng là Giám đốc nhân sự của đơn vị này triệu tập lên phòng họp.

Tại cuộc hợp vị lãnh đạo Schneider Electric Việt Nam có hành vi cưỡng đoạt điện thoại cá nhân với những lời đe doạ. Sau đó, Giám đốc nhân sự của doanh nghiệp đã yêu cầu nhân viên của mình thực hiện các thao tác kiểm tra điện thoại, sao chép toàn bộ dữ liệu trong điện thoại của người lao động.

Ông Kim Yoon Young, Tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam có bao che cho sai phạm của các lãnh đạo khác trong doanh nghiệp này?

Ông Kim Yoon Young, Tổng giám đốc Schneider Electric Việt Nam có bao che cho sai phạm của các lãnh đạo khác trong doanh nghiệp này?

“Theo quy định pháp luật, hành vi “can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”, trong trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hànhvi thì thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm”, Luật sư Trương Anh Tú khẳng định.

Không chỉ sao chép dữ liệu công việc, vị này còn khai thác cả thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh cá nhân và gia đình của người lao động.

Tương tự, người này cũng thực hiện hoạt động tịch thu máy tính mà người lao động đang sử dụng để làm việc mà không có biên bản bàn giao hoặc thông báo lý do. Sau khi kiểm tra thông tin, người này không hề niêm phong máy tính mà trực tiếp sao chép dữ liệu trong máy tính, bao gồm cả những dữ liệu cá nhân của người lao động.

Sau đó, người này buộc người lao động rời khỏi công ty ngay lập tức, chờ quyết định của công ty, buộc tôi không liên hệ nhân viên công ty, đồng nghiệp, đối tác, khách hàng để tiếp tục công việc đang thực hiện.

Lợi dụng các hình ảnh, thông tin đang nắm giữ, Công ty SEVN đã ra quyết định sa thải hàng loạt người lao động với cùng một hành vi tương tự nhau, cùng một lý do. Mặc dù người lao động đã cố gắng lắng nghe, trao đổi, nhưng SEVN vẫn thể hiện thái độ xem thường pháp luật để đạt được mục đích và chỉ tiêu cuối cùng của mình là sa thải nhân viên.

Quá trình thực hiện xử lý kỷ luật được SEVN đơn phương thực hiện trình tự, người lao động không được tham gia phiên họp xử lý kỷ luật theo đúng quy định pháp luật lao động. Đối với hành vi sa thải người lao động trái pháp luật, người sử dụng lao động buộc phải nhận người lao động lại làm việc và bồi hoàn số tiền tương đương quãng thời gian người lao động không được làm việc và ít nhất 02 tháng tiền lương.

Schneider Electric Việt Nam có giúp Schneider Electric Overseas Asia Pte Ltd

Schneider Electric Việt Nam có giúp Schneider Electric Overseas Asia Pte Ltd "trốn thuế" tại Việt Nam?

Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động trở lại làm việc thì phải thoả thuận bồi thường cho người lao động một khoản tiền thanh lý hợp đồng lao động, và trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

“Tôi không đồng tình với những lý do sa thải mình mà Schneider Electric Việt Nam đưa ra. Họ quá coi thường pháp luật Việt Nam. Bản thân tôi đã gửi đơn khởi kiện ra Toà án Nhân dân quận Tân Bình. Hi vọng toà quận Tân Bình công tâm, sớm đưa vụ án ra xét xử, trả lại công bằng, danh dự cho người lao động như tôi”, ông Quang khẳng định.

Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu Schneider Electric Việt Nam, PV đã phát hiện ra SEVN có thực hiện một số hành vi nghi vấn gian lận trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thông qua một công ty thứ 3.

Giám đốc Tài chính của Schneider Electric Việt Nam ký duyệt bảng thưởng doanh thu cuối năm cho đối tác đã ký qua công ty Schneider Electric Overseas Asia Pte Ltd (SEOA)

Giám đốc Tài chính của Schneider Electric Việt Nam ký duyệt bảng thưởng doanh thu cuối năm cho đối tác đã ký qua công ty Schneider Electric Overseas Asia Pte Ltd (SEOA)

Liên quan đến dấu hiệu hành vi trốn thuế của doanh nghiệp này, Tài chính Doanh nghiệp sẽ đăng tải trong bài viết sau.

Luật sư Nguyễn Đức Thắng Ý (Giám đốc công ty Luật Bình Chánh, thuộc đoàn Luật sư Tp.HCM) khẳng định: “Đối với hành vi của Công ty Schneider Electric Việt Nam tịch thu điện thoại, máy tính và các tài sản khác của người lao động thì hành vi này đã xâm phạm đến quyền tài sản của người khác.

Pháp luật lao động hiện nay không cho phép người sử dụng lao động có quyền tạm giữ hay tịch thu tài sản thuộc quyền sở hữu của người lao động, trừ trường hợp Cơ quan có thẩm quyền (Công an, Tòa án) ra quyết định tạm giữ tang vật phương tiện hoặc chứng cứ tài liệu trong một vụ án. Như vậy việc người nào chiếm giữ tài sản trái phép của người khác mà không được sự đồng ý của người đó thì đã phạm vào Điều 176 Bộ Luật Hình sự. Tội chiếm giữ trái phép tài sản:

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng,di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu việc chiếm giữ đó mà có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của chủ sở hữu tài sản thì phạm tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS). Như vậy, người lao động đó có quyền nộp đơn gửi đến cơ quan công an nơi bị chiếm giữ trái phép tài sản để tố cáo hành vi của người đã chiếm giữ.

Còn đối với trường hợp cho cho nghỉ quá 90 ngày thì theo quy định tại điều 129 Bộ Luật Lao động thì người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ chỉ công việc của người lao động. Tuy nhiên không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt thì ko được quá 90 ngày, hết thời hạn này thì phải nhận người lao động trở lại làm việc.

Thái Minh
Bạn đang đọc bài viết SEVN sa thải người lao động trái luật? tại chuyên mục Thuế & cuộc sống của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Schneider Electric Việt Nam trốn tránh trách nhiệm
Mặc dù tịch thu điện thoại cá nhân, xâm hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của nhân viên trái quy định nhưng Schneider Electric Việt Nam vẫn trốn tránh trách nhiệm khi cơ quan chức năng vào cuộc.