61% doanh nghiệp Việt "ngó lơ" cách mạng công nghiệp 4.0

04/12/2020, 10:54

TCDN - Khảo sát của Bộ Công Thương cho thấy, có tới 61% doanh nghiệp Việt còn đang đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn về khả năng đầu tư thiết bị, công nghệ do thiếu vốn.

Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh việc thúc đẩy sản xuất thông minh là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây cũng là giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh.

Theo khảo sát của Bộ Công thương, có tới 61% doanh nghiệp Việt còn đang đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Có 21% doanh nghiệp mới bắt đầu trong công cuộc chuẩn bị. Đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn về khả năng đầu tư thiết bị, công nghệ do thiếu vốn. Một số doanh nghiệp có khả năng đầu tư thì lại hạn chế về thông tin và nguồn nhân lực vận hành hệ thống sản xuất thông minh.

Còn theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), có 75% doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam vẫn đang sử dụng máy móc hết khấu hao.

Do vậy, Cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. Dựa vào nền tảng là các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến để tăng năng suất chất lượng, các doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng kế hoạch để thúc đẩy sản xuất thông minh, thông qua việc bố trí nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở hạ tầng.

Theo nhiều chuyên gia, với Việt Nam, sản xuất thông minh là hướng đi khá mới mẻ và cần có những cơ chế chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy để tiếp cận công nghệ mới trong quản lý, sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

An Tú
Bạn đang đọc bài viết 61% doanh nghiệp Việt "ngó lơ" cách mạng công nghiệp 4.0 tại chuyên mục Tin tức của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Giải pháp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong cách mạng công nghiệp 4.0
Thời gian qua, kinh tế tập thể (KTTT), mà trọng tâm là hợp tác xã (HTX) đã và đang phát triển rộng khắp trên các vùng miền, địa phương, cả nông thôn và thành thị. Tuy nhiên, để khu vực KTTT, HTX ngày càng phát triển trong bối cảnh hội nhập hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.
Quản trị thương hiệu cho các NHTM trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
CMCN 4.0 ngoài việc làm thay đổi phương thức phân phối dịch vụ, cách thức quản trị ngân hàng, quy mô của các ngân hàng như đã trình bày ở trên. Với sự xuất hiện của các phương tiện mới trong giao dịch với khách hàng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong việc quản trị thương hiệu của ngân hàng.