Doanh nghiệp Việt thiếu điều kiện phát triển kinh tế tuần hoàn

23/10/2020, 16:54

TCDN - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khẳng định, Việt Nam đang đối mặt với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn từ sản xuất, trong khi đó phần lớn doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu, lỗi thời, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu công nghệ tái chế.

Tại Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn: Hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra ngày 23/10, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng việc lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất yếu để khắc phục các hạn chế của nền kinh tế. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đạt mục tiêu vì sự phát triển bền vững.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam, “Nếu cứ sinh hoạt kiểu này, sản xuất không bền vững, không quan tâm tới môi trường thì phải cần tài nguyên thiên nhiên gấp 4 - 5 lần so với tài nguyên thế giới đang có”.

Việt Nam còn thiếu nhiều điều kiện phát triển kinh tế tuần hoàn.

Việt Nam còn thiếu nhiều điều kiện phát triển kinh tế tuần hoàn.

Đồng thời ông Vinh khẳng định, kinh tế tuần hoàn là tương lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Vinh thừa nhận kinh tế tuần hoàn là khái niệm rất mới. Trên thế giới chưa có nước nào có bộ luật hoàn chỉnh về kinh tế thị trường để hướng dẫn thực hiện. Trong khi đó nhu cầu triển khai phát triển kinh tế tuần hoàn là hiện hữu trước mắt và cần có chỉ số rõ ràng để nhận diện, đo lường được tính tuần hoàn của doanh nghiệp.

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, tại Việt Nam thực tế đã có một số biểu hiện của kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, việc tái sử dụng và tái chế chưa triệt để, công nghệ còn cũ và lạc hậu, mới chỉ chú trọng kinh tế, vì thế một số mô hình tái chế chất thải nhưng lại chính là nguồn phát sinh chất thải; Chưa phải là một vòng đầy đủ 5 khâu của kinh tế tuần hoàn (thiết kế, sản xuất, tiêu dung, quản lý chất thải, biến chất thải trở lại thành tài nguyên), đặc biệt khâu thiết kế trong sản xuất chưa được chú ý.

Trước những thách thức tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiện, ô nhiễm môi trường ngày một trầm trọng, nhiều quốc gia trên thế giới đã thay đổi chiến lược phát triển, hướng tới nền kinh tế sạch, nền kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững.

Theo tính toán, năm 2030 lợi ích kinh tế từ nền kinh tế tuần hoàn là 4,5 nghìn tỷ USD. Riêng tại châu Âu, lợi ích kinh tế từ nền kinh tế tuần hoàn là 600 tỷ Euro mỗi năm và tạo việc làm 580.000 việc làm.

An Nhiên
Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp Việt thiếu điều kiện phát triển kinh tế tuần hoàn tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững 2019
Ngày 12/9, Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia phối hợp với VCCI, Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD - VCCI) tổ chức Hội nghị toàn quốc về Phát triển bền vững năm 2019 với chủ đề “Vì một thập niên phát triển bền vững hơn”.