Dự án vay vốn Ngân hàng phát triển Việt Nam có thể lên tới 20 năm

11/11/2020, 20:00
báo nói -

TCDN - Dự thảo Nghị định về tín dụng đầu tư của Nhà nước quy định: "Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, khả năng thu hồi vốn của từng dự án và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định thời hạn cho vay đối với từng dự án nhưng tối đa không quá 20 năm".

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Bộ Tài chính cho biết, dự thảo sửa đổi quy định tại khoản 6 Điều 6 thành “khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) xem xét quyết định cho vay” để tạo điều kiện cho các khách hàng vay vốn tại NHPT tiếp cận đầy đủ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để hoàn thành và vận hành các dự án đầu tư phát triển; đồng thời để phù hợp với thông lệ tại các tổ chức tín dụng.

Dự thảo sửa đổi quy định tại Điều 8 thành: “Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh, khả năng thu hồi vốn của từng dự án và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định thời hạn cho vay đối với từng dự án nhưng tối đa không quá 20 năm”.

Bộ Tài chính đang lấy ý Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước, hoạt động Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Bộ Tài chính đang lấy ý Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước, hoạt động Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Theo Bộ Tài chính, thực hiện chỉ đạo “hạn chế tối đa quy định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các nội dung cụ thể” của Lãnh đạo Chính phủ, Điều 8 bỏ quy định thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho vay vượt thời hạn tối đa; thay vào đó, NHPT tự xem xét, quyết định thời hạn cho vay (bao gồm cả thời gian gia hạn nợ) trong phạm vi thời hạn tối đa cho phép.

Đồng thời, do trong thực tế nhiều dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại NHPT là các dự án có vốn đầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài, thời gian thu hồi vốn đầu tư thường dài như các dự án trồng rừng, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp… nên quy định đã nâng thời hạn cho vay tối đa lên 20 năm.

Dự thảo cũng bổ sung quy định đảm bảo chặt chẽ hơn về cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Cụ thể, “…trong phạm vi thời hạn cho vay tối đa quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này trên cơ sở đề nghị của khách hàng và kết quả đánh giá của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về khả năng trả nợ của khách hàng, như sau: Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi;

Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng”.

Về giới hạn gia hạn nợ sửa đổi thành “Tổng thời  hạn cho vay sau khi gia hạn nợ đối với dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định đảm bảo không vượt quá thời hạn cho vay tối đa theo quy định tại Điều 8 Nghị định này”.

Bộ Tài chính cho hay, Nghị định số 32 được ban hành từ năm 2017 đã thu hẹp phạm vi, đối tượng điều chỉnh chính sách tín dụng đầu tư và điều chỉnh/bổ sung một số nội dung liên quan đến điều kiện cho vay, phương pháp xác định và công bố lãi suất, xác định vốn tự có, vấn đề trích lập dự phòng rủi ro tín dụng...

Đặc biệt, Nghị định số 32 ban hành trước khi thực hiện cơ cấu lại NHPT nên đã phát sinh các bất cập về danh mục cho vay, lãi suất cho vay, điều kiện cho vay, mức và thời hạn cho vay, các dự án chuyển tiếp… nên cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chủ trương định hướng của Đảng và Nhà nước. Các nội dung, vấn đề bất cập đã được Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ cụ thể tại Tờ trình số 38/TTr-BTC ngày 20/3/2020 khi kiến nghị các chính sách sửa đổi, bổ sung Nghị định số 32.

Chi tiết Dự thảo Nghị định xem tại đây.

Huyền Châu
Bạn đang đọc bài viết Dự án vay vốn Ngân hàng phát triển Việt Nam có thể lên tới 20 năm tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Nhiều ngân hàng nợ xấu tăng nhanh, tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép
Tổng nợ xấu nhiều ngân hàng tăng mạnh, đáng chú ý là Á Châu (ACB) tổng nợ xấu tăng tới 71%; Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) tổng nợ xấu tăng đến 61%; Tiên Phong (TPBank) nợ xấu cũng tăng 60%. Trong khi đó, 7 ngân hàng có tăng trưởng tín dụng lại vượt mức cho phép như: PVComBank, SCB, BaoViet Bank...