Netflix thu về hàng trăm tỷ đồng nhưng chây ỳ nộp thuế
TCDN - Dù Cơ quan chức năng Việt Nam đã nhiều lần gửi văn bản cảnh báo nghiêm khắc, nhưng Netflix vẫn chưa tuân thủ việc kiểm duyệt nội dung và thực hiện nghĩa vụ thuế.
Cụ thể, nền tảng xem phim trực tuyến Netflix hiện đã đặt trụ sở tại hơn 190 quốc gia. Năm 2016, Netflix chính thức có mặt ở thị trường Việt Nam và hiện có khoảng hơn 300.000 thuê bao. Với mức phí thuê bao 180.000 - 260.000 đồng/tháng, ước tính Netflix đang thu về hàng trăm tỷ đồng/năm tại thị trường Việt Nam có 100 triệu dân.
Tuy nhiên, hầu hết các khách hàng của Netflix tại Việt Nam đều trả qua thẻ tín dụng trực tiếp cho Netflix, chính vì thế, Việt Nam cũng thất thu thuế từ nguồn này.
Mới đây, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã gửi Công văn số 1330/PTTH&TTĐT tới Netflix liên quan đến việc Netflix sử dụng hình hảnh phố cổ Hội An của Việt Nam những lại bị trú thích thành quận Phù Lăng của Trung Quốc.
Vậy nê, các nội dung trên dịch vụ của Netflix cung cấp đến người dùng Việt Nam đang vi phạm các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam (Luật Trẻ em, Luật Báo chí, Luật Điện ảnh…).
Theo nội dung công văn, Netflix - doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới - đang cung cấp hàng ngàn nội dung gồm các thể loại phim, các chương trình trò chơi truyền hình, chương trình truyền hình thực tế, phóng sự điều tra... được chuyển ngữ tiếng Việt, hướng tới người dùng là người Việt Nam, có thu tiền thuê bao định kỳ hàng tháng tại Việt Nam.
Cụ thể, cung cấp nội dung xuyên tạc lịch sử qua phim tài liệu Vietnam War; cung cấp nội dung xuyên tạc về chủ quyền Việt Nam qua phim điện ảnh Madam Secretary, hay cung cấp các nội dung mô tả hình ảnh bạo lực, sử dụng ma túy, khiêu dâm qua một loạt phim như Polar, After Porn Ends, 365 Days...
“Các nội dung này không được biên tập để phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam; khi chuyển ngữ tiếng Việt, sử dụng từ ngữ thô tục, phá hoại tính trong sáng của tiếng Việt; cho phép trẻ em dễ dàng xem các nội dung không phù hợp với trẻ em”, Văn bản của Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử nêu rõ.
Chính vì vậy, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử yêu cầu Netflix chấm dứt hoạt động chuyển ngữ tiếng Việt, gỡ bỏ các nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc chủ quyền, khiêu dâm, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam trên kho nội dung đang cung cấp đến người dùng Việt Nam. Đồng thời, Cục yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đề nghị cấp giấy phép theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong trường hợp có nhu cầu tham gia thị trường dịch vụ truyền hình tại Việt Nam.
Trước đó, năm 2019, Tổng cục Thuế từng thanh tra và phát hiện một cá nhân nhận thu nhập từ Google với số tiền 41 tỷ đồng do cung cấp dịch vụ quảng cáo cho Google trên phần mềm ứng dụng trò chơi, nhưng chưa kê khai, nộp thuế. Sau khi mời lên làm việc, đoàn thanh tra đã truy thu số tiền thuế, tiền phạt và chậm nộp hơn 4 tỷ đồng.
Tương tự, năm 2018, số liệu của một công ty quảng cáo thu thập được cũng chỉ ra: mức độ chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến tại VN ước đạt 550 triệu USD/năm.. Tính chung cả Google và Facebook đã chiếm đến 66,7% thị phần quảng cáo Việt Nam trong năm 2018 với doanh thu hơn 387 triệu USD, tương đương gần 9.000 tỷ đồng. “Doanh thu cao nhưng số thuế thu được từ 2 gã khổng lồ này khá nhỏ giọt”- Thời điểm đó, một lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM từng cho biết.
Rút kinh nghiệm lần này với quan điểm “siết” chặt hơn các tài khoản mới đây, trong năm 2020 này, Tổng cục thuế vừa triển khai một đợt thanh kiểm tra nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước (NSNN) đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT). Hiện tượng “chảy máu tiền thuế” xuyên quốc gia được ngành thuế phát hiện vẫn tiếp tục ken dày.
Đại diện Hội Tư vấn Thuế Việt Nam cho biết, theo quy định của Luật Quản lý thuế, đã kinh doanh, dù bất kỳ hình thức nào cũng thuộc đối tượng phải kê khai, nộp thuế. Nếu không thu, ngoài thất thu ngân sách, còn tạo ra sự bất bình đẳng khi những doanh nghiệp bán hàng qua mạng giảm được chi phí lớn, tạo lợi thế cạnh tranh về giá không lành mạnh với các doanh nghiệp .
Còn đại diện Tổng cục Thuế thông tin, theo quy định hiện hành, các tổ chức nước ngoài kinh doanh nhưng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam đều phải nộp thuế nhà thầu nước ngoài. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ phải ký hợp đồng thỏa thuận cam kết với một đầu mối tại Việt Nam để tổ chức trong nước thực hiện nghĩa vụ thuế giúp các tổ chức nước ngoài.
Hàng loạt ông lớn về công nghệ trốn thuế
Cuối năm 2019, theo CNBC, một tổ chức từ Anh là Fair Tax Mark, chuyên chứng nhận việc nộp thuế tốt của các doanh nghiệp, đã đánh giá các khoản thuế toàn cầu của Facebook, Apple, Amazon, Netflix, Google và Microsoft từ năm 2010 đến 2019.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu của Fair Tax Mark phân tích những hồ sơ 10-K, một dạng văn bản tài chính được doanh nghiệp gửi cho chính phủ Mỹ.Họ so sánh khoản tiền mà sáu công ty trên đã đặt ra trong báo cáo tài chính cho mục đích đóng thuế, với khoản tiền họ thực sự đóng cho chính phủ. Tổ chức này phát hiện sự chênh lệch giữa hai khoản tiền trong 10 năm qua đã lên đến 100,2 tỉ USD.
Báo cáo của họ còn cho biết lợi nhuận của những công ty công nghệ lớn tiếp tục được chuyển đến các thiên đường thuế, đặc biệt là Bermuda, Ireland, Luxembourg và Hà Lan.
Nhóm nghiên cứu nói phần lớn số tiền thiếu hụt “gần như chắc chắn đã phát sinh bên ngoài lãnh thổ Mỹ”, với các phí thuế nước ngoài chỉ bằng 8,4% tổng lợi nhuận mà sáu công ty này kiếm được ở các quốc gia khác trong một thập kỷ vừa rồi.
Dựa theo báo cáo, Amazon được cho là kẻ tồi tệ nhất, khi chỉ đóng thuế 3,4 tỉ USD từ năm 2010. Fair Tax Mark nhấn mạnh số tiền thuế mà Amazon đã đóng chỉ bằng 12,7% lợi nhuận suốt 10 năm của công ty. Trong khi đó, mức tiền thuế mà doanh nghiệp ở Mỹ phải đóng theo quy định là 21% trên tổng lợi nhuận, bắt đầu từ năm 2017, còn trước 2017 thì mức này là 35%.
Facebook đứng vị trí thứ hai khi khoản tiền thuế họ đóng chỉ bằng 10,2% lợi nhuận công ty kiếm được, cũng là mức phần trăm thấp nhất trong sáu cái tên trên. Khoản thuế nước ngoài đã đóng của Facebook cũng thấp nhất trong “hội” khi rơi vào mức 5%. Ở vị trí thứ ba là Google.
Báo cáo cho rằng họ chỉ đóng thuế 15,8% trên tổng lợi nhuận, còn tiền thuế nước ngoài đã đóng là 7,1%. Netflix đứng thứ tư cũng với con số 15,8%, và của Apple là 17,1%.
email: [email protected], hotline: 086 508 6899