Sai phạm tại dự án EcoCity Premia: Sở Xây dựng Đắk Lắk bao che cho chủ đầu tư?

04/01/2020, 07:47

TCDN - Công ty TNHH Đầu tư Phát triển đô thị Đắk Lắk (thành viên của Tập đoàn Capital House) sai phạm trầm trọng khi xây dựng trên đất công. Thay vì xử lý triệt để, Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk đã “hợp thức hoá sai phạm” tại dự án EcoCity Premia của doanh nghiệp này.

Ngày 8/11/2019, thanh tra Sở Xây dựng Đắk Lắk cho biết, đơn vị này đã ban hành 2 quyết định xử phạt hành chính đối với dự án Khu đô Thị Premia Eco City Buôn Mê Thuột, với mức phạt 41 triệu đồng.

Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk cho biết, khu đô thị dân cư Km7 (Dự án EcoCity Premia) chưa đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai và huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở. Tuy nhiên chủ đầu tư vẫn ngang nhiên để các đơn vị như: Công ty Bất động sản LinkHouse Miền Trung; Công ty TNHH đầu tư tổng hợp Khang Thịnh (Khang Thịnh Land); Công ty TNHH Bất động sản và Xây dựng Thành Đồng (Thành Đồng Land) rao bán, nhận đặt cọc giữ chỗ 50 triệu/nền.

Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk cho biết, khu đô thị dân cư Km7 (Dự án EcoCity Premia) chưa đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai và huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở. Tuy nhiên chủ đầu tư vẫn ngang nhiên để các đơn vị như: Công ty Bất động sản LinkHouse Miền Trung; Công ty TNHH đầu tư tổng hợp Khang Thịnh (Khang Thịnh Land); Công ty TNHH Bất động sản và Xây dựng Thành Đồng (Thành Đồng Land) rao bán, nhận đặt cọc giữ chỗ 50 triệu/nền.

Trong Quyết định số 211/QĐ-PVPHC của Sở Xây dựng có nêu: Công ty TNHH Đầu tư phát triển Đô thị Đắk Lắk đã tổ chức thi công xây dựng hạng mục công trình Hạ tầng kỹ thuật và đường giao thông (giai đoạn 1) thuộc dự án Khu đô thị dân cư Km7 xây dựng tại phương Tân An, TP.Buôn Ma Thuột không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; cụ thể tuyến đường Đ1 và tuyến đường Đ2. Sở Xây dựng ra quyết định xử phạt đối với chủ đầu tư số tiền 40 triệu đồng.

Căn cứ  Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi lấn, chiếm đất như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Còn quyết định số 212/QĐ-PVPHC xử phạt Công ty đô thị Đắk Lắk 1 triệu đồng, vì đã vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình, cụ thể: Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng; đối với các hạng mục: Công trình tạm, Nhà trưng bày mô hình để giới thiệu dự án và giao dịch hồ sơ liên quan đến dự án và hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực dự án. 

Mặc dù xây dựng không phép trên đất công khi chưa được nhà nước giao, tuy nhiên dự án EcoCity Premia của Công ty con Tập đoàn Capital House vẫn

Mặc dù xây dựng không phép trên đất công khi chưa được nhà nước giao, tuy nhiên dự án EcoCity Premia của Công ty con Tập đoàn Capital House vẫn "vững như bàn thạch", thách thức các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk.

"Trong thời hạn 60 ngày kể từ khi lập xử phạt hành chính, Công ty TNHH Đầu tư phát triển Đô thị Đắk Lắk phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm cấp giấy phép xây dựng. Hết thời hạn này, Công ty TNHH Đầu tư phát triển Đô thị Đắk Lắk không xuất trình cho người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng thì áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ các hạng mục công trình, phần hạng mục công trình vi phạm" - trích quyết định 211/QĐ-PVPHC xử phạt hành chính của Sở Xây dựng.

Còn tại quyết định số 212/QĐ-PVPHC không có hình phạt bổ sung. Còn biện pháp khắc phục hậu quả thì chỉ: “Buộc Công ty TNHH Đầu tư phát triển Đô thị Đắk Lắk do ông Phạm Mạnh Hùng làm Tổng giám đốc thực hiện đúng quy định về ngày khởi công công trình”.

Thay vì áp dụng biện pháp xử lý mạnh tay là cưỡng chế công trình sai phạm, Sở Xây dựng Đắk Lắk lại cấp giấy phép xây dựng cho dự án EcoCity Premia ngày 4/12/2019. Tính ra từ lúc xử phạt dự án xây dựng không phép đến khi cấp giấy phép xây dựng chỉ 28 ngày.

Dự án EcoCity Premia: Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk cố tình bao che sai phạm

Dự án EcoCity Premia: Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk cố tình bao che sai phạm

Ngoài ra có một chi tiết đặc biệt quan trọng mà Sở Xây dựng Đắk Lắk “bỏ quên” hoặc cố tình lờ đi là Công ty TNHH Đầu Tư Phát triển đô thị Đắk Lắk (thành viên của Tập đoàn Capital House) xây dựng trái phép trên đất công (bởi thời điểm đó, nhà nước chưa giao đất cho doanh nghiệp). Chính sự tắc trách của các cán bộ Sở Xây dựng đã làm tình tiết xây dựng trái phép tại dự án EcoCity Premia nhẹ đi.

Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao dân chỉ cần lấn, xây dựng nhà tạm trên đất công là bị xử phạt, bắt cưỡng chế ngay lập tức, còn Công ty con Tập đoàn Capital House lại được chính quyền “ưu ái” tạo điều kiện “hợp thức hoá sai phạm”.

Phải chăng Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk cố tình bao che sai phạm? Và liệu chăng, sau một thời gian nữa, những sai phạm tại dự án này sẽ được cho “chìm xuồng”, hợp thức hoá? Minh chứng cho việc hợp thức hoá sai phạm là Sở Xây dựng đã ra Giấy phép xây dựng cho dự án này. Có trong tay “bùa hộ mệnh” dự án EcoCity Premia thoải mái xây dựng.

Hiện nay, theo ghi nhận của phóng viên, nhà mẫu, các tuyến đường Đ1, Đ2 – công trình sai phạm vẫn còn đó. Riêng nhà mẫu là công trình phục vụ bán hàng, chứ không phải công trình tạm, nên bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng. Liên quan đến vấn đề này, ngày 26/12/2019 phóng viên Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp đã liên hệ Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk để tìm hiểu thông tin.

Ông Lâm Tứ Toàn - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk sẽ làm ngơ bỏ qua hay kiên quyết xử lý mạnh tay sai phạm tại dự án EcoCity Premia? Dư luận đang chờ quyết định của ông Toàn.

Ông Lâm Tứ Toàn - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Lắk sẽ làm ngơ bỏ qua hay kiên quyết xử lý mạnh tay sai phạm tại dự án EcoCity Premia? Dư luận đang chờ quyết định của ông Toàn.

Tuy nhiên, đến nay, Sở Xây dựng vẫn chưa trả lời nhiều câu hỏi do phóng viên đặt ra liên quan đến vấn đề sai phạm khủng tại dự án EcoCity Premia. Mong rằng, ông Lâm Tứ Toàn – Giám đốc Sở Xây dựng Đắk Lắk biết những sai phạm tại dự án EcoCity Premia. Dư luận đang chờ những quyết định công tâm của ông Toàn về xử lý sai phạm khi xây dựng trên đất công, không phép.

Liên quan đến việc các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk “hào phóng” giao 50ha đất vàng có giá trị hàng nghìn tỷ đồng cho Công ty TNHH Đầu Tư Phát triển đô thị Đắk Lắk (thành viên của Tập đoàn Capital House) mà không thông qua đấu giá theo đúng quy định của Luật đầu tư, Luật đất đai… chúng tôi sẽ đăng tải trong bài sau.

Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện sau khi đã có biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính và quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền. Trước khi tổ chức cưỡng chế, tổ chức ra quyết định cưỡng chế phải gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân (tổ chức) vi phạm và các cơ quan cấp trên để cùng thực hiện.

– Đối với quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng trái phép phải được gửi đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, UBND cấp xã nơi tiến hành các biện pháp cưỡng chế trước khi tiến hành cưỡng chế 5 ngày để phối hợp thực hiện.

– Người đã ra quyết định cưỡng chế hành chính có nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế đó. Khi nhận được quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải phối hợp với các cơ quan có liên quan huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp đã ghi trong quyết định.

– Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế. Khi thực hiện cưỡng chế phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.

– Trong trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo.

– Nếu người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản.

– Biên bản thi hành quyết định cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải ghi rõ thời gian, địa điểm, cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế; cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến; kết quả thực hiện.

– Cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế, đại diện cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

Thái Minh - Thanh Hải
Bạn đang đọc bài viết Sai phạm tại dự án EcoCity Premia: Sở Xây dựng Đắk Lắk bao che cho chủ đầu tư? tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

'Lãnh đạo có tâm là hồng phúc của doanh nghiệp'
Muốn các doanh nghiệp thành những tập đoàn “hùng mạnh” thì cần có các nhà lãnh đạo có tâm, tầm. Bình Dương, Đắk Lắk là những nơi tầm nhìn lãnh đạo thông suốt, thấm nhuần tư tưởng và đi tắt đón đầu để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.