Siết mạnh vốn cho vay bất động sản từ năm tới

23/11/2019, 07:24

TCDN - Như định hướng đưa ra từ đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc siết lại giới hạn dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng theo lộ trình 3 năm...

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN (có hiệu lực từ 1/1/2020) quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nhằm tiếp tục thực hiện việc siết lại giới hạn dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng theo lộ trình 3 năm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo đó, nhà điều hành tiếp tục siết mạnh với cho vay bất động sản khi chính thức đưa ra lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn.

Cụ thể, từ 1/1/2020 - 30/9/2020 tỷ lệ này là 40%; 1/10/2020 - 30/9/2020 là 37%; 1/10/2021 - 30/9/2022 là 34% và kể từ 1/10/2022 sẽ giảm xuống còn 30%.

Đặc biệt, bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

Các khoản phải đòi được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay và đáp ứng một trong các điều kiện sau sẽ có hệ số rủi ro 50%.

Còn tỉ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 85% đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

PV (t/h)
Bạn đang đọc bài viết Siết mạnh vốn cho vay bất động sản từ năm tới tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Tin liên quan

Phát triển ngân hàng số - kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
Trong khi Online Banking/E-banking là hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử được tạo ra để bổ sung cho các dịch vụ trên nền tảng ngân hàng truyền thống thì Digital Banking là một loại hình ngân hàng có ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc hệ thống của một ngân hàng, từ cơ cấu tổ chức đến quy trình làm việc...
Toàn cảnh nợ xấu nội bảng của 26 ngân hàng
Thống kê từ 26 ngân hàng, đến cuối tháng 9, tổng nợ xấu nội bảng của những nhà băng này là hơn 113.000 tỷ đồng, tăng hơn 15.000 tỷ so với đầu năm (tương đương tăng khoảng 15%).