Thúc đẩy các chính sách kinh tế mới với các ưu đãi về thuế

19/08/2020, 20:17
báo nói -

TCDN - Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cần thúc đẩy các chính sách kinh tế mới với các ưu đãi về thuế như doanh nghiệp công nghệ, hệ thống đổi mới sáng tạo, thương mại điện tử, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, thúc đẩy phát triển các nền tảng trực tuyến như đào tạo từ xa, khám chữa bệnh từ xa.

Ngày 19/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về những nội dung chủ yếu của dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) 2021, dự thảo Kế hoạch tài chính-NSNN 2021-2023, dự thảo Kế hoạch phát triển KT-XH và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng cho rằng, dù có khó khăn, có ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề bởi dịch bệnh nhưng nhiệm vụ đặt ra là phải có giải pháp, đối sách rõ ràng, hiệu quả, khả thi để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, phục hồi phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, kể cả trong ngắn hạn 2021, trong trung hạn 2021-2025. Các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương không thể khoanh tay đứng nhìn, không thể vô cảm trước sự khó khăn của người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: VGP)

Bên cạnh đó, Thủ tướng nêu rõ giải pháp, đối sách phải chủ động linh hoạt, phù hợp với trạng thái bình thường mới. Trong đó, thực hiện tốt hơn nữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, mạnh mẽ, đặc biệt là chính sách tài khóa mở rộng với mức độ hợp lý để hỗ trợ kích thích tổng cầu, tạo việc làm, thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng trong khi vẫn duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. 

Về Phương án dự toán thu chi ngân sách Nhà nước năm 2021, Thủ tướng nhấn mạnh, thậm chí cả giai đoạn 2021-2025 nếu dịch COVID-19 kéo dài phải tính đến các yêu cầu khoan thư sức dân, tiếp tục thực hiện chính sách giãn, hoãn, miễn giảm các loại thuế phí như thế nào.

Thủ tướng nêu quan điểm phải rõ ràng với mục tiêu giảm chi phí cho doanh nghiệp. Thúc đẩy các chính sách kinh tế mới với các ưu đãi về thuế như doanh nghiệp công nghệ, hệ thống đổi mới sáng tạo, thương mại điện tử, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, thúc đẩy phát triển các nền tảng trực tuyến như đào tạo từ xa, khám chữa bệnh từ xa.

Có chính sách khuyến khích tiêu dùng hợp lý thông qua chính sách thuế, phí, kể cả sử dụng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện nước, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, hạn chế xả thải.

Huyền Châu
Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy các chính sách kinh tế mới với các ưu đãi về thuế tại chuyên mục Tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan

Bổ sung dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP về việc bổ sung dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020 từ nguồn thu 70% lệ phí xuất nhập cảnh được phép để lại từ năm 2011 đến năm 2014 của Bộ Công an.
Cuộc đua về đích giải ngân vốn đầu tư công
Trong bối cảnh dịch COVID -19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến KT-XH thì đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công được coi là giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm. Cuộc đua về đích giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đang được Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nỗ lực thực hiện.