Xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến 18 khoản nợ tại KCN Phong Phú

11/06/2023, 08:06
báo nói -

TCDN - Hiện 18 khoản vay tại Sacombank được đảm bảo bằng tài sản Dự án KCN Phong Phú (Bình Chánh, Tp.HCM) đến nay vẫn chưa thể xử lý, thu hồi nợ. Xung quanh pháp lý về vụ việc này, chuyên gia về luật đã có những phân tích.

PV Tài chính Doanh nghiệp PV Luật sư Nguyễn Thanh Trung, Điều hành Công ty Luật TNHH HT Legal VN.

Ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng

PV: Trường hợp không thể thu hồi hoặc thu hồi không đủ số tiền này thì trách nhiệm thuộc về 18 tổ chức/cá nhân này như thế nào?

Luật sư Nguyễn Thanh Trung, Điều hành Công ty Luật TNHH HT Legal VN: Bên vay phải có nghĩa vụ trả đủ tiền khi đến hạn. Trường hợp nếu không trả được nợ sẽ phải chịu thêm khoản lãi đối với khoản vay bị chậm trả. Ngoài ra, khi đã xử lý hết tài sản thế chấp nhưng không trả được hết số nợ và lãi suất thì 18 tổ chức/cá nhân có trách nhiệm tiếp tục trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại sau khi xử lý hết tài sản thế chấp tiền vay cho tổ chức tín dụng bằng tài sản của chính họ.

Luật sư Nguyễn Thanh Trung, Điều hành Công ty Luật TNHH HT Legal VN.

Luật sư Nguyễn Thanh Trung, Điều hành Công ty Luật TNHH HT Legal VN.

PV: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đang đấu giá 18 khoản nợ của tổ chức /cá nhân, nếu số tiền đấu giá không đủ để trả cho khoản nợ này (cả gốc, lãi), vậy những khả năng nào có thể xảy ra?

Luật sư Nguyễn Thanh Trung: Nếu số tiền đấu giá không đủ để trả cho khoản nợ này (cả gốc, lãi), Sacombank tạo điều kiện để bên vay tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trường hợp người vay không còn khả năng thanh toán hoặc trốn tránh nghĩa vụ trả số tiền còn lại (mà không áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro nợ gốc hoặc miễn giảm lãi theo quy định pháp luật) thì Sacombank có thể khởi kiện 18 cá nhân/tổ chức tại Tòa án có thẩm quyền để thu hồi khoản nợ còn lại.

Nếu Sacombank vẫn không thể bán được khoản nợ này hoặc nợ xấu kéo dài sẽ khiến Ngân hàng phát sinh tỷ lệ nợ xấu cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận, cũng như tác động cực lớn đến năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu kinh doanh quan trọng khác của Ngân hàng này.

Xem xét trách nhiệm tổ chức/cá nhân liên quan

PV: Theo kết luận Thanh tra, Khu đất của Dự án KCN Phong Phú chủ yếu là đất nông nghiệp, nhưng Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) thẩm định giá để làm cơ sở cấp tín dụng, với mức giá thẩm định trung bình lại cao hơn 25 lần so với giá bồi thường cho người dân là có dấu hiệu vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Hiện, trách nhiệm này thuộc về ai?

Luật sư Nguyễn Thanh Trung: Việc thẩm định giá với mức giá cao như trên rất rủi ro và ảnh hưởng nhiều mặt đến Ngân hàng. Tùy vào hành vi, hồ sơ và tình hình thực tế, nếu phát hiện cán bộ Ngân hàng vì mục đích vụ lợi có hành vi tiêu cực, trái pháp luật, cố tình bỏ qua các thủ tục, kỹ thuật và nghĩa vụ thẩm định tài sản đúng theo quy định pháp luật dẫn đến Ngân hàng không thu hồi nợ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành các tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện vẫn chưa có cơ quan, tổ chức nào gửi đơn tố cáo, khiếu nại về sự tắc trách, vi phạm pháp luật về hoạt động tín dụng hay thiếu trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng trong vụ việc này.

Hiện vẫn chưa có cơ quan, tổ chức nào gửi đơn tố cáo, khiếu nại về sự tắc trách, vi phạm pháp luật về hoạt động tín dụng hay thiếu trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng trong vụ việc này.

Tuy nhiên, hiện nay, khoản nợ này đã được bán nợ cho Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và sau đó VAMC lại ủy quyền cho Sacombank bán các khoản nợ này nên tài sản đang được xử lý để thu hồi nợ.

Hiện vẫn chưa có cơ quan, tổ chức nào gửi đơn tố cáo, khiếu nại về sự tắc trách, vi phạm pháp luật về hoạt động tín dụng hay thiếu trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng trong vụ việc này.

PV: Trách nhiệm của chủ đầu tư Dự án KCN Phong Phú là như thế nào, khi để xảy ra tình trạng cho tổ chức/cá nhân thế chấp, vay ngân hàng và mất khả năng trả nợ?

Luật sư Nguyễn Thanh Trung: Trên cơ sở kết luận của Thanh tra Tp.HCM, trường hợp chủ đầu tư Dự án KCN Phong Phú chưa thực hiện xong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa ký hợp đồng thuê đất, chưa được cấp giấy chứng nhận, nhưng đã tự định đoạt dùng đất đem thế chấp vay ngân hàng để phục vụ cho mục đích riêng, không thể hiện trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị là có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý và vận hành dự án.

Số tiền vay của chính Công ty Cổ phần KCN Phong Phú chỉ là gần 300 tỷ đồng, số còn lại là của tổ chức/cá nhân khác.

Số tiền vay của chính Công ty Cổ phần KCN Phong Phú chỉ là gần 300 tỷ đồng, số còn lại là của tổ chức/cá nhân khác.

Cụ thể vi phạm như thế nào thì phải đối chiếu với quy định của pháp luật về thủ tục thế chấp tài sản, đăng ký giao dịch bảo đảm và hồ sơ cụ thể của vụ việc, nếu phát hiện có sai sót, vi phạm pháp luật trong khâu này thì các bên có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu. Hoặc nếu có hành vi tham ô hoặc gây thất thoát tài sản thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự (nếu có) theo quy định pháp luật.

Như Tài chính doanh nghiệp đã phản ánh trước đó, hiện Dự án KCN Phong Phú (Bình Chánh, TP.HCM) đang được chuyển qua cơ quan điều tra, sau kết luận của Thanh tra Tp.HCM. Tuy nhiên, vẫn còn đó 18 khoản vay (gần 16.200 tỷ đồng, vốn là trên 5.100 tỷ đồng, lãi tồn đọng là trên 11.000 tỷ đồng) được đảm bảo bằng tài sản Dự án KCN Phong Phú mà đến nay Sacombank vẫn chưa thể đấu giá đề thu hồi nợ. 

Chí Thanh (thực hiện)
Bạn đang đọc bài viết Xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến 18 khoản nợ tại KCN Phong Phú tại chuyên mục Pháp luật tài chính của Tạp chí Tài chính doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác:

email: [email protected], hotline: 086 508 6899

Bình luận

Tin liên quan